Con chào đời trong tình trạng thở thoi thóp, nhịp tim rời rạc và phản xạ yếu ớt, con không tự thở được nên được các bác sĩ đặt ống giúp thở. Thân nhiệt chưa ổn định nên con được nằm trong lồng kính. Vì phản xạ bú mút của con chưa được tốt, nhiễm trùng nặng, phải truyền dịch kéo dài nên các bác sĩ sử dụng ống thông dạ dày để hỗ trợ ăn sữa. Những ngày đầu con tập ăn chỉ 1-2 ml sữa một cữ. Con được tập bú mẹ, bú bình xen kẽ nhau để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Để duy trì sự sống con phải cần rất nhiều máy móc hỗ trợ |
Theo BS CK1. Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết, cô bé sinh non có bàn tay, chân chưa bằng ngón tay người lớn nên đường ven nhỏ như cái kim cây tăm, các bác sĩ phải rất vất vả để tìm ven và catheter truyền thuốc cho bé. Ngoài ra con cũng phải trải qua những ca mổ tim, những đợt thở máy rung tần số cao để cứu 2 lá phổi...Những hành trình thật sự gian nan so với sự yếu ớt của con. Nhưng điều tuyệt vời là con đều đáp ứng tốt với những yêu cầu đặt ra.
Trong suốt thời gian tại bệnh viện, bố mẹ được vào thăm cô bé 3 lần một ngày. Bé được ấp da kề da theo phương pháp Kangaroo Mother Cảre với hy vọng có thể truyền thêm sức mạnh giúp cô bé chiến đấu để bảo vệ sự sống của mình.
Con được gặp bố mẹ mình 3 lần / ngày |
Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực, hoa đã nở, điều kỳ diệu đã đến. Sau 9 tuần bé đã đạt mức cân nặng 1500 gram. Đến nay bé không phải điều trị kháng sinh nữa, có thể ăn sữa mẹ hoàn toàn qua ống thông dạ dày. Các bác sỹ cho biết bé sẽ sớm được xuất viện trong tháng 9 này.
Được biết đây là trường hợp sinh non với tuần tuổi thai nhỏ nhất và cân nặng nhẹ nhất mà khoa Khoa Hồi sức Sơ Sinh - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố HCM từng chăm sóc và điều trị. Tỉ lệ nuôi dưỡng thành công bé sinh non trọng lượng dưới 1kg ở Mỹ hiện chỉ có 40-45%. Với mỗi trẻ sinh non nặng 500g được nuôi sống, chi phí ở Mỹ lên đến khoảng 2 triệu USD
Theo http://suckhoedoisong.vn/hanh-trinh-ky-dieu-cua-be-sinh-cuc-non-
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.