Tại sao ai cũng chán nản và sợ hãi khi phải đi làm?

(lamchame.vn) - Nếu mỗi sáng thức dậy bạn cảm thấy cực kỳ chán nản và sợ hãi phải đi làm, thì bạn không phải “cô đơn” vì đa phần chúng ta đều từng trải qua cảm giác này. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallop, có đến 85% người lao động từ khắp nơi trên thế giới ghét công việc hiện tại của của họ. Những nhân viên không hài lòng này được Gallop mô tả là mất cảm hứng với nơi làm việc, chỉ có 15% số người ít ỏi cảm thấy thực sự đam mê công việc hằng ngày. Những con số thống kê nghiêm túc trên đã chỉ ra một sự thật rằng: một số lượng khổng lồ người trên khắp thế giới đang thức dậy mỗi ngày với nỗi sợ hãi đi làm.

Tại sao bạn ghét công việc hiện tại?

Có rất nhiều lý do để một người lao động có cảm giác ghét công việc hiện tại, điển hình là:

- Môi trường làm việc không tốt (mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng,…)

- Giờ giấc không hợp lý

- Cơ hội nghề nghiệp thấp

- Lương thấp

- Lãnh đạo tồi

Và rất nhiều lý do khác nữa tùy thuộc hoàn cảnh, tính chất ngành nghề của bạn. Tuy nhiên, nếu như bạn không nằm trên những nguyên nhân phía trên, nhưng vẫn có cảm giác ngao ngán mỗi sáng thức dậy phải đến công ty, thì nên tham khảo thêm 2 nguyên nhân “nâng cao” dưới đây mà chưa hẳn ai cũng “ngộ” ra.

Niềm vui ngắn hạn

Thực tế là đại đa số chúng ta cần phải làm việc để kiếm sống. Tuy nhiên, bộ não nguyên thủy của loài người lại rất giống một đứa trẻ thiếu kiên nhẫn: muốn sự hài lòng ngay lập tức, không cần phần thưởng dài hạn cao cả. Khi những cảm xúc được điều khiển bởi não giữa (limbic brain) tham gia vào một quyết định, chúng ta sẽ có nhiều khả năng đưa ra quyết định mang tính chất có lợi ngắn hạn hơn là những quyết định có lợi dài lâu. Chính phần não này sẽ “ủng hộ” và điều khiển để chúng ta có những quyết định “bốc đồng”, những lựa chọn mang lại niềm vui tức thì.

Ví dụ, nếu bạn thức dậy với tinh thần chán nản, sợ hãi đi làm và chỉ muốn xin nghỉ thêm một buổi để có thể vùi mình trong chăn ngủ nướng, thì khi đó vùng não giữa sẽ “vẽ” nên những viễn tưởng và cảm giác sảng khoái, sung sướng như thế nào nếu chúng ta xin nghỉ để ngủ thêm. Vùng não này còn rất “chuyên nghiệp” khi có thể tự thuyết phục những phần trí não còn lại rằng: hôm nay cơ thể không được khỏe nên cần được ngủ thêm, hoặc hôm nay thời tiết quá lạnh để đi làm, hoặc xin nghỉ thêm 1 buổi sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công việc đâu,… Và rất nhiều lý do khác nữa, cho đến khi chúng ta “mềm lòng” và xuôi theo. Chính vì vậy, sự quyết tâm và ý chí ở đây là rất cần thiết để “đánh bại” những lời “mời gọi, thuyết phục” của não giữa. Một mẹo được các chuyên gia gợi ý chính là bạn nên rời khỏi giường nay khi vừa thức dậy, và rửa mặt khi đầu óc vẫn còn đang trong tình trạng “ngái ngủ”, não giữa chưa tỉnh táo để đưa ra những lý lẽ thuyết phục chúng ta lười biếng đi làm.

Sự quyết tâm và ý chí ở đây là rất cần thiết để “đánh bại” những lời “mời gọi, thuyết phục” nghỉ làm của não giữa.

Nhầm lẫn giữa “được khen ngợi” và đam mê

J.T. O hèDonnell, Người sáng lập WorkItD Daily.com, đã nghiên cứu sự không hài lòng trong công việc trong hơn 15 năm qua và cuối cùng bà cũng nhìn ra được một “mẫu số chung”: tất cả chúng ta đều “nghiện” được khen ngợi. Bà tin răng rất nhiều người đã và đang chọn công việc theo tiêu chí "được khen ngợi và đánh giá cao”. Những lời khen từ người khác đồng ý sẽ là một động lực to lớn trong công việc, tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố then chốt quyết định để bạn có thể gắn bó dài lâu. Để chọn được một công việc mà bạn thật sự hào hứng, trước hết hãy nghĩ đến những điều có thể khiến bạn hào hứng thức dậy mỗi sáng đi làm. Một công việc đam mê chính là nơi bạn sẵn sàng đánh đổi thời gian, công sức để đi cùng nó cho dù đó có là một công việc “thầm lặng” và không phô trương đi chăng nữa.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang