Tại sao trẻ thường bị ho nhiều vào mùa hè?

(lamchame.vn) - Chăm sóc trẻ nhỏ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là trong thời tiết hè nắng nóng oi bức như hiện nay.

Mùa nắng nhưng trẻ vẫn ho nhiều

Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng chỉ có mùa lạnh trẻ mới thường bị ho, cảm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngay cả trong mùa hè nắng nóng trẻ vẫn có thể đối mặt với những trận ho và những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng vẫn rất thường diễn ra, khiến cho những ai đang chăm con nhỏ không khỏi lo lắng.

Trẻ hoàn toàn có thể bị ho ngay cả trong những ngày nắng

Trẻ hoàn toàn có thể bị ho ngay cả trong những ngày nắng.

Mặc dù trong những ngày, thời tiết nắng nóng và oi bức, nhưng số lượng trẻ nhập viện do ho, viêm hô hấp, viêm phế quản,... vẫn không ngừng tăng lên.Theo thống kê trên cả nước, các tháng 4, 5, 6 là những tháng có số lượng trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm phế quản cao nhất.

Nguyên nhân chính

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm hô hấp ngay cả trong những ngày hè là virus hợp bào đường hô hấp và thời tiết nóng ẩm.

Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) là virus rất dễ lây, cả người lớn và trẻ em đều có khả năng mắc. Đặc biệt vào thời điểm tháng 5, 6, các gia đình thường tổ chức đi du lịch nghỉ hè. Việc đi lại nhiều với quãng đường quá dài khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ bị giảm đi, thêm vào đó là môi trường bị thay đổi liên tục dẫn đến nguy cơ tiếp xúc với virus tăng lên. Trường hợp người lớn nhiễm phải virus sẽ chỉ bị ho nhẹ. Tuy nhiên, nếu lây cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi thì khả năng trẻ mắc viêm phế quản sẽ vô cùng lớn, trẻ càng nhỏ bệnh sẽ càng nặng. Khi mới nhiễm virus, trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, ho khan và sổ mũi. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, những triệu chứng này sẽ có biểu hiện nặng hơn khiến trẻ ho rất nhiều và cảm thấy khó thở. Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu như nhiễm phải virus sẽ phải nhập viện để điều trị và thở bằng bình oxy.

Virus hợp bào hô hấp có thể sống trên quần áo và tay trẻ tới một giờ

Virus hợp bào hô hấp có thể sống trên quần áo và tay trẻ tới một giờ.

Nắng nóng mùa hè khiến cho cơ thể mệt mỏi vì mất nước và sức đề kháng suy giảm dẫn đến việc dễ bị ho hay viêm phổi ở trẻ. Không những thế, thời tiết mùa hè nắng nóng cũng là lúc các đồ ăn lạnh thường xuyên xuất hiện trong nhà. Trẻ em khi ăn quá nhiều kem, đồ ăn ướp lạnh sẽ dễ bị viêm họng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm đường hô hấp, nặng hơn là viêm phổi.

Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng làm trẻ đổ mồ hôi rất nhiều, nếu trẻ mặc những quần áo không thoáng mát, không có tính thấm hút mồ hôi cao sẽ khiến cho mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây nhiễm lạnh, dần dần có thể chuyển sang viêm phổi.

Đổ nhiều mồ hôi rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh

Đổ nhiều mồ hôi rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.

Ngoài ra, việc lạm dụng điều hòa trong những ngày hè cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ. Cơ thể trẻ còn nhỏ, chưa thể thích nghi nhanh với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, nếu người lớn điều chỉnh điều hòa ở mức nhiệt chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời, trẻ sẽ rất dễ bị sốc nhiệt hoặc viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phổi.

Biện pháp phòng bệnh

  • Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không chênh lệch quá nhiều. Nếu chuẩn bị cho trẻ ra ngoài cần điều chỉnh nhiệt độ gần với nhiệt độ bên ngoài để trẻ dễ dàng thích nghi.
  • Không bật quạt quá to và thốc thẳng vào mặt trẻ.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C, khoáng chất,... thường có trong cam, bưởi, các loại rau xanh,...
  • Hạn chế đưa trẻ ra ngoài trong trời nắng gắt. Trường hợp thực sự phải đưa trẻ ra ngoài phải chú ý che chắn cẩn thận, đội mũ và bịt khẩu trang cho con.
  • Nếu cho trẻ đi du lịch, nên tránh việc di chuyển quá nhiều một lúc, thay vào đó nên nghỉ giữa đường để trẻ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe.
  • Ngay khi trẻ có những dấu hiệu chớm ho và sổ mũi, cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị ngay lập tức, không để khi bệnh quá nặng mới điều trị cho con.

Theo VTC News

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang