Tại sao trong một gia đình, lại có con ngoan con hư?

(lamchame.vn) - Tính cách của anh em ruột trong một gia đình thường không giống nhau.

Tính cách của anh em ruột trong một gia đình thường không giống nhau. Judy Dunn - giáo sư danh dự về tâm lý học phát triển tại Kings College London, và Robert Plomin - giáo sư về di truyền học hành vi đã cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao lại xảy ra hiện tượng cùng được nuôi dạy trong một gia đình, nhưng tính cách của những đứa trẻ sẽ khác nhau, có đứa ngoan đứa hư, có đứa học giỏi có đứa học không tốt.

Rút ra từ những điểm khác biệt mà họ nhận thấy ở những đứa con của Dunn, trong hơn 30 năm qua, 2 giáo sư này đã thử nghiệm những khác biệt về đặc điểm, tính cách của các anh chị em ruột. Cuối cùng, dường như họ và các chuyên gia khác trong lĩnh vực này đã tiến gần hơn đến câu trả lời tại sao. Thậm chí, lý thuyết của cả hai còn có thể lý giải được vì sao ngay cả những cặp song sinh giống hệt nhau sống dưới cùng một mái nhà, đôi khi lại có tính cách đối ngược.

Anh chị em giống nhau về mặt di truyền như thế nào?

Di truyền thường dự đoán anh chị em về những đặc điểm khác nhau của họ. Plomin nói"Bạn và anh trai của mình giống nhau 50% về mặt di truyền, tức là bạn sẽ mang 50% đặc điểm di truyền khác so với anh trai".

Nếu dễ dàng thế này thì có thể hiểu rằng, anh chị em nửa khác nhau, nửa giống nhau ở những khía cạnh nào đó. Nhưng di truyền học không phải là tuyến tính, không phải tất cả các gen đều giống nhau khi chúng trải qua một số thay đổi trong suốt quá trình sinh sản.

Tại sao trong một gia đình, lại có con ngoan con hư? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Và không có nhiều đặc điểm được dự đoán chỉ thông qua một gen: Ngay cả một đặc điểm đơn giản như màu mắt cũng được quyết định bởi sự kết hợp của nhiều gen hoạt động cùng nhau (khoảng 16 gen kết hợp lại), nhưng các đặc điểm tính cách được quyết định bởi số lượng lớn hơn các gen liên kết một cách tỉ mỉ theo các cách kết hợp và công thức khác nhau.

Thay đổi dù chỉ một gen sẽ cho ra kết quả khác nhau. Vì vậy, tính cách ít di truyền hơn các đặc điểm khác. "Một đặc điểm càng di truyền, chẳng hạn như chiều cao, thì sự khác biệt trung bình giữa các anh chị em càng nhỏ. Một lần nữa, cân nặng có thể di truyền một cách đáng ngạc nhiên.

Nhưng anh chị em ruột sẽ khác nhau một chút ở khả năng nhận thức, vốn ít di truyền hơn so với cân nặng và chiều cao, và thậm chí ít giống nhau hơn khi nói đến tính cách và bệnh học tâm lý”.

Tất cả sự khác biệt đến từ đâu?

Di truyền giúp giải thích sự giống nhau giữa anh chị em ruột, nhưng không phải tất cả. Các yếu tố môi trường có thể giải thích phần còn lại. Những đứa trẻ lớn lên với cùng cha mẹ, học cùng trường, vẫn có thể trải nghiệm những môi trường hoàn toàn khác nhau, cả về mặt chủ quan và khách quan.

"Trong các gia đình, môi trường hoạt động khác với cách chúng ta nghĩ vì nó khiến những đứa trẻ trong cùng một gia đình khác biệt với nhau", Plomin nói.

Đó là chưa kể những khác biệt tự nhiên nảy sinh từ những mối quan hệ ngoài gia đình như: Gặp được một người giáo viên tốt có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một ai đó. Ngoài ra, cách cha mẹ đối xử với con cái cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách của chúng.

Một nhóm nhà nghiên cứu do Susan Marie McHale - giáo sư nghiên cứu về gia đình và phát triển con người tại Đại học Penn State đứng đầu, lập luận rằng ngay từ đầu, không có cặp anh chị em ruột nào có thể kết nối với cha mẹ của chúng trong cùng một giai đoạn của cuộc đời, dù là chuyện tình cảm, tài chính...

Sự khác biệt về tính cách ở trẻ em gợi ra sự khác biệt về tính cách ở người chăm sóc chúng. McHale cho biết: "Chúng tôi thấy rằng khi các bậc cha mẹ có cả con trai và con gái, tính cách của những đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi cách chúng được đối xử".

Tại sao trong một gia đình, lại có con ngoan con hư? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ví dụ, nghiên cứu của McHale được công bố trên Tạp Chí Tâm Lý Gia Đình cho thấy khi cha mẹ nghĩ rằng một đứa trẻ có năng khiếu học tập hơn đứa còn lại, thì điểm số của đứa trẻ đó sẽ cải thiện nhiều hơn so với anh chị em của chúng.

Trong một số trường hợp, điều này có thể giúp hiểu được sự khác biệt giữa các anh chị em. Nhưng theo thống kê, những khác biệt này không đủ để tạo ra mối tương quan giữa tất cả hành vi của cha mẹ với tính cách của con cái họ.

Trong cuốn sách của mình, Blueprint: How DNA Makes Us Who We Are (Tạm dịch: Kế hoạch chi tiết: Cách DNA tạo nên con người của chúng ta), Plomin gợi ý rằng mặc dù cha mẹ rất quan trọng đối với việc hình thành tính cách của con, nhưng do di truyền, trẻ em vẫn có khuynh hướng với những nét tính cách và khả năng nhất định. Việc của cha mẹ là khuyến khích con cái trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình mới là điều quan trọng hơn cả.

Cuối cùng, Plomin kết luận: "Tôi nghĩ rằng những khác biệt mang phong cách riêng và đó là lý do chính khiến những đứa trẻ dù là anh em ruột cũng sẽ rất khác nhau. Sự khác nhau này nên được tôn trọng và được định hướng kỹ càng từ cha mẹ".

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang