Mắc nghẹn – Chuyện thường gặp trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến bạn tử vong
Mới đây, theo nguồn tin từ Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang, nơi đây tiếp nhận và cấp cứu cho một bệnh nhân đến từ TP Mỹ Tho bị mắc nghẹn khi ăn bánh ít. Khi đến bệnh viện, nạn nhân đã tử vong, phát hiện trong khí quản có nhiều bánh ít. Nhiều khả năng bệnh nhân tử vong vì bị tắc nghẽn đường thở do dị vật. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp, trong quá khứ đã có rất nhiều bị mắc nghẹn cần cấp cứu kịp thời.
Có thể nói, mắc nghẹn là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, là rủi ro trong ăn uống không ai mong muốn. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), việc bị hóc dị vật, dẫn đến mắc nghẹn, thậm chí ngẹt thở là tai nạn không phải hiếm thấy. Mặc dù kích cỡ dị vật nhỏ nhưng nó cũng rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong khi làm tắc đường khí quản, không đưa được oxy lên não.
Mắc nghẹn là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. |
Khi bị hóc dị vật, nạn nhân thường có những biểu hiện như dùng tay ôm cổ họng, ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở do dị vật mắc vào thanh quản, một số trường hợp thiếu oxy có thể xuất hiện những triệu chứng như giãy giụa, mặt đỏ bừng, ngã vật xuống…
Xử trí khi bị mắc nghẹn kịp thời, đúng cách
Theo chuyên gia, trong trường hợp nạn nhân bị mắc nghẹn, bạn có thể nhanh chóng xử lý theo những cách dưới đây:
- Cách xử lý đơn giản và nhanh nhất là uống một ngụm nước, nuốt từ từ, nhẹ nhàng. Nếu vẫn không hết, các bạn hãy uống một ngụm sữa tươi không đường, lưu ý là cũng cần uống từ từ. Chỉ cần vài phút sau là cơn nghẹn sẽ qua nhanh.
- Nếu trong điều kiện không có nước, không có sữa, bạn hãy ngồi hơi cúi về phía trước, ho thật mạnh. Dòng khí tạo ra khi ho có tác dụng đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở. Sau đó, các bạn dùng tay vỗ vào vùng lưng giữa hai xương bả vai.
Trong trường hợp nặng hơn, Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Đây là mẹo hay chữa bệnh mà bất cứ ai cũng nên dắt túi, đồng thời cũng là kỹ năng sống, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Để sơ cứu khi bị mắc nghẹn, chúng ta cần thực hiện những bước sau theo thủ thuật Heimlich:
Đối với người lớn
- Đầu tiên, người thân nên bình tĩnh, đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Thực hiện động tác nhanh và dứt khoát.
Trong trường hợp nặng hơn, Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. |
- Khi nạn nhân ngã xuống, người thân cần lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép, dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.
- Trong trường hợp không có ai xung quanh, xác định cơn nghẹn không thể hết một sớm một chiều, bạn cần nhanh chóng gọi cho cấp cứu và làm theo các bước sau trong lúc đợi cấp cứu:
+ Đặt nắm tay phía trên rốn của mình.
+ Dùng tay còn lại nắm chặt lấy bàn tay đang đặt ở rốn và cúi người lên một chỗ dựa cứng - như bàn hoặc ghế.
+ Ấn nắm tay của bạn vào bên trong, hướng lên trên.
Đối với trẻ nhỏ
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Sau khi thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.
Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. |
Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).
Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu. Dù đã hoàn toàn tỉnh lại, bạn vẫn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra xem còn sót dị vật trong đường thở hay không.
Chú ý: Nếu bữa ăn nào cũng bị nghẹn và mật độ ngày càng nhiều thì nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh hẹp thực quản hoặc u thực quản.
Theo Helino
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.