Trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng, làm sao để giữ an toàn cho trẻ?

(lamchame.vn) - Khi bé vẫn chưa hình dung được việc mình bị dị ứng thì bố mẹ cần thật sự tinh ý để phát hiện những thay đổi trên cơ thể con.

Bệnh dị ứng ở trẻ thường liên quan tới hệ thống miễn dịch. Khi bị dị ứng trẻ thường có những biểu hiện như hắt hơi, ngứa, phát ban mạn tính, thở khò khè. Nếu dị ứng nặng còn có thể đe dọa tới tính mạng của bé như sốc phản vệ, hen suyễn.

Di ứng thường mang tính di truyền, nếu bố hoặc mẹ có dị ứng thì nhiều khả năng con cái cũng bị dị ứng.

Khi bị dị ứng trẻ thường có những biểu hiện như hắt hơi, ngứa, phát ban mạn tính, thở khò khè.

 

Một số nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất 

- Phấn hoa từ cây cối, cỏ dại, cây cảnh trong nhà

- Ẩm mốc trong nhà hoặc ngoài trời

- Mối mọt ở các đồ gỗ, thảm

- Một số loại thức ăn như lạc, tôm biển, hải sản …

- Da và lông của các loài động vật như mèo, chó, ngựa và thỏ.

- Nọc độc từ vết côn trùng

Nếu biết được nguyên nhân và điều trị cho trẻ mà vẫn không đem lại kết quả gì thì hãy đưa bé tới bác sĩ.

Một điều đáng chú ý là, kết quả dị ứng của con có thể thay đổi khi bé lớn. Bởi vậy, mẹ nên chú ý quan sát với những trẻ có cơ địa dị ứng. Một số trẻ có kết quả âm tính với những vật gây dị ứng chỉ sau 6-12 tháng.

 

Cần làm gì để bảo vệ trẻ có cơ địa dễ dị ứng?

- Đầu tiên mẹ phải giữ con tránh xa khỏi tác nhân gây dị ứng để đảm bảo cho con một môi trường an toàn.

- Khi bé đã bị dị ứng,  bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về đơn thuốc.

- Trong trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định tiêm thuốc chống dị ứng cho trẻ. Nhưng thường tiêm thuốc phải đợi bé hơn 4-6 tuổi. Thuốc chống dị ứng là liều nhỏ các tác nhân dị ứng giúp cơ thể bé làm quen dần với chất này. Tiêm đều đặn hàng tuần trong khoảng 4-6 tháng để cho cơ thể bé luyện chịu đựng với các tác nhân dị ứng.

Theo Sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang