|
Theo đó, cũng ngày 16-10, cháu H. nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa quận Lê Chân (Hải Phòng) với các biểu hiện như: mệt mỏi, mắt trùng, môi khô, đi ngoài và ói. Sau khi khám, các bác sĩ đã tiến hành truyền nước điện giải kết hợp thở ô-xy ủ ấm cho bé. Tuy nhiên, sau khoảng 40 phút truyền nước, cháu H. có biểu hiện co giật, rồi tử vong.
Tuy nhiên về góc độ y khoa, bệnh viện nhận định cháu H. tử vong do bị mất nước nặng dẫn tới trụy mạch. Sau khi vụ việc xảy ra, phía Bệnh viện Đa khoa quận Lê Chân đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho gia đình cháu bé.
Truyền dịch vô tội vạ có thể tử vong
Từ hai vụ việc đau lòng trên, phụ huynh cần lưu ý quan tâm con hơn, đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời, và không phải con cứ sốt lâu ngày là dẫn đến phòng khám tư truyền dịch.
Việc truyền dịch vô tội vạ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ con, thậm chí gây tử vong,
Cụ thể, khi truyền dịch quá nhanh, cơ thể sẽ bị sốc phản vệ. Do áp lực thẩm thấu cao, việc truyền dịch nhanh sẽ gây biến chứng với biểu hiện vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Thứ nữa, truyền dịch cũng mang đến rủi ro bị nhiễm trùng máu, rối loạn điện giải. Nghĩa là, khi đưa vào một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến người bệnh mệt mỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường.
Thậm chí, việc truyền dịch cũng dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt các yếu tố vi lượng. Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hoá khiến thức ăn được hấp thụ kém.
Chưa kể, lạm dụng truyền dịch có thể gây phù toàn thân, tràn dịch mảng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), thậm chí gây tử vong.
Truyền dịch có thể dẫn đến lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng như viêm gan siêu vi. Thậm chí, nếu lượng dịch truyền quá nhiều, cơ thể trẻ lại bị mất nước ưu trương, teo tế bào não rất nguy hiểm.
Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: Chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực…
Trẻ con, người già cẩn thận với truyền dịch
Không phải đối tượng nào khi bị virus tấn công cũng có thể bị “đè” ra truyền dịch. Do đó, chúng ta nên chú ý rằng việc truyền dịch cần hạn chế, thận trọng đối với những người già có độ lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.
|
Cha mẹ đặc biệt nhớ rằng đối với trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não. Ngoài ra, bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim.
Số do nhiễm trùng không nên truyền dịch vì không có tác dụng mà dễ gây các nguy cơ biến chứng khác. Đối với bệnh nhi viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền phải theo địa chỉ của bác sĩ.
Vì thế, việc truyền dịch không phải chuyện đùa, cha mẹ hãy cẩn trọng khi mang con đến bác sĩ và được yêu cầu truyền dịch.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.