Thời điểm vàng bố mẹ nên cho con tiếp xúc với tiếng Anh

(lamchame.vn) - Nhiều năm trở lại đây, các bậc phụ huynh coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và là yếu tố tất yếu trẻ cần phải có. Chính vì thế, họ cho con học tiếng Anh rất sớm, ngay cả khi con chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ.

Thế nhưng, trên thực tế theo chia sẻ của một thầy giáo dạy tiếng Anh thì việc bố mẹ cho trẻ học tiếng Anh quá sớm, khi con nói chưa sõi chỉ thêm tốn tiền, mất thời gian mà không đem lại kết quả.

Thời điểm phù hợp nhất cho trẻ đến lớp tiếng Anh là khi lên 4

Theo các giáo sư ngôn ngữ và não bộ từ các trường đại học của Anh và Mỹ, ngưỡng tối ưu của việc thực hành nói song ngữ là từ 9 tháng đến 6 tuổi. Các ghi chép do đại học Harvard thực hiện chứng minh rằng nhóm trẻ đa ngôn ngữ có khả năng ghi nhớ vượt trội và xử lý thông tin tốt hơn.

Vẫn biết rằng nên cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng nhiều bậc phụ huynh lo ngại việc cho con đi học tiếng Anh sớm sẽ làm hệ thống hệ thống ngôn ngữ của con bị đảo lộn do phải học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ cùng một lúc.

Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh ở lớp từ khi lên 4 tuổi. Khi ấy, trẻ đã có đủ nhận thức về hành vi và tiếng mẹ đẻ, đồng thời vẫn dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới.

Lựa chọn phương pháp học phù hợp với tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo

Tâm lý chung của trẻ mẫu giáo là hiếu động, thích được chơi và sức tập trung ngắn. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp học ngôn ngữ thích hợp nhất cho lứa tuổi đặc biệt này.

- Học theo phương pháp ghép vần (Phonic):

Tiếng Anh cũng có thể đánh vần như tiếng Việt. Phương pháp ghép vần giới thiệu các âm tiết, và cách ghép các âm đó để tạo nên từ. Khi đã thành thạo, trẻ có thể dựa vào các âm tiết đã học để đọc và phát âm những từ hoàn toàn mới.

- Học qua các hoạt động thể chất (TPR - Total Physical Response):

Giáo sư tâm lý James Asher nhận ra rằng trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước theo lời của cha mẹ. Kết hợp ngôn ngữ và hành động làm tăng sự tập trung, giúp trẻ nhớ sâu và nhớ lâu hơn.

Trẻ tích lũy tiếng Anh vô thức qua các hành động lặp đi lặp lại. Phương pháp này cũng làm trẻ nhạy cảm hơn với tiếng Anh, tăng tốc độ phản xạ ngôn ngữ, bởi trẻ thực hành các hành động ngay khi nghe được hiệu lệnh.

- Tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ:

Nhà tâm lý học Howard Gardner chỉ ra 9 loại trí thông minh mà con người sở hữu. Mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng về một dạng thông minh khác nhau. Có trẻ học tốt hơn qua các trò chơi thể chất. Có trẻ lại dễ nhớ từ khi được thấy hình ảnh minh họa.
Do đó, cần tạo ra nhiều hoạt động đa dạng trong lớp, để bất cứ đứa trẻ nào cũng tiếp cận được với phương pháp hiệu quả nhất với mình.

Theo sohuutritue.net.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang