Thói quen được chuyên gia gọi là "sát thủ" rút ngắn tuổi thọ, nguy hiểm hơn ung thư: Gần như tất cả người trẻ đều mắc và rất khó để thay đổi

Giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng thật khó thoát khỏi thói quen ngồi im một chỗ trong thời gian dài, dù đây là thói quen gây nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.

Y học cổ truyền Trung Quốc có một vị giáo sư vô cùng nổi tiếng tên là Wang Lie, ông năm nay đã 90 tuổi nhưng sức khỏe vẫn minh mẫn và có thể tiếp tục công việc khám bệnh và giảng dạy nghề y. Vị bác sĩ này gây ấn tượng mạnh cho bệnh nhân bởi ông có một cách khám bệnh rất đặc biệt đó là "luôn luôn đứng".

Thói quen được chuyên gia mệnh danh là
 

Sau hơn 50 năm kinh nghiệm chữa bệnh, giáo sư Wang Lie đã thăm khám và điều trị cho hơn 600.000 người. Sau mỗi ngày làm việc và phải ngồi im trên ghế 5-6 tiếng liên tục, ông nhận ra sức khỏe ngày một ảnh hưởng, có cảm giác chóng mặt, tức ngực, đau thắt lưng và bụng. Từ đó, bác sĩ quyết định sẽ đứng khi khám bệnh và nhận ra cách này có thể giúp mình ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh về tuyến tiền liệt...

Ngồi im một chỗ - thói quen giảm tuổi thọ, gây 5 bệnh nghiêm trọng

Giáo sư Wang Lie là một ví dụ điển hình minh chứng cho tác dụng của việc đứng và di chuyển mỗi ngày. Với con người của xã hội hiện đại, ngồi im một chỗ trong thời gian dài là một thói quen khó bỏ. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thực hiện kéo dài 14 năm trên 120.000 người cho thấy rằng: Bạn càng ngồi lâu thì tuổi thọ của bạn càng ngắn lại.

Trường Đại học Y khoa Columbia cũng đã tiến hành thử nghiệm theo dõi 4 năm trên hơn 7.900 người trưởng thành ở mức trên 45 tuổi và cho thấy: Thời gian ngồi nhiều, ít vận động mỗi ngày liên quan trực tiếp đến xác suất tử vong sớm. Chỉ ngồi một chỗ trong hơn 60 phút sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong, thậm chí việc tập thể dục bổ sung trong thời gian sau đó không thể thay đổi kết quả này.

Thói quen được chuyên gia mệnh danh là
 

Vậy ngồi bao lâu thì quá lâu? Theo văn bản hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ vào năm 2016 có khuyến cáo mọi người tránh ngồi quá 90 phút. Cơ thể con người có hàng trăm khớp và xương, cấu trúc này được thiết kế để tạo điều kiện cho việc di chuyển. Ít vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, cụ thể là:

1. Cung cấp máu cho não không đủ cho cơ thể

Ngồi lâu sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng của não bị giảm sút dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ.

2. Các vấn đề về cột sống

Ngồi lâu có thể gây cứng cổ, đau đầu và chóng mặt, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh về thắt lưng và cổ tử cung.

3. Gây béo phì

Lượng mỡ trong cơ thể bị tiêu hao khi vận động, ngồi lâu sẽ gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân sẽ dẫn đến béo phì.

4. Tiểu đường

Khi cơ bắp không được vận động trong thời gian dài và phản ứng của tuyến tụy bị chậm lại, insulin sẽ được sản xuất nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thói quen được chuyên gia mệnh danh là
 

5. Tăng nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung lần lượt tăng 54% và 66% ở những người ít vận động. Phụ nữ ở văn phòng ít vận động có nguy cơ mắc ung thư vú tăng 20%.

Vậy chúng ta nên lưu ý điều gì để giảm nguy cơ mắc bệnh

Ngồi lâu có vẻ giúp cơ thể thư giãn nhưng thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Hàng ngày, dân văn phòng nên lưu ý:

1. Dành thời gian để đứng dậy

Luôn dành thời gian để đứng lên, đi lại như đi rót nước, mỗi lần rót nước là cơ hội để đi lại, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ ở văn phòng vào buổi chiều, bạn cũng có thể đi dạo hoặc rửa mặt trong phòng tắm. Tốt nhất là thực hiện hoạt động đứng lên sau mỗi 1 giờ.

2. Trong khi ngồi, bàn chân cũng có thể thực hiện một số "chuyển động nhỏ"

Nâng chân đơn: Ngồi trên ghế nâng một chân lên và nâng cao song song với mặt đất. Mỗi động tác giữ 6-10 giây, hành động này có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch do ngồi trong thời gian dài...

Thói quen được chuyên gia mệnh danh là
 

3. Đừng ngủ ngay sau khi ăn trưa

Nhân viên văn phòng không nên ngủ ngay trong giờ nghỉ trưa, sau khi ăn trưa là thời điểm tốt nhất để đứng dậy và đi lại. Tốt nhất là bạn nên đi bộ ít nhất 10 phút trước khi quay lại văn phòng để nghỉ ngơi.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang