Khả năng thải độc ít người biết của thứ củ thần dược
Thứ củ thần dược đó là khoai lang. Ai đã từng táo bón và ăn củ khoai lang này thì mới biết "nhạy" thế nào. Nhưng củ khoai lang còn có thể thải mọi độc tố trong cơ thể, thanh lọc giúp cơ thể giảm đáng kể chuyện đau ốm, bệnh tật và nhiều tác dụng khác.
Cụ thể, khoai lang nhiều chất xơ rất tốt cho việc duy trì đường huyết ở mức cân bằng. Lượng đường tự nhiên trong khoai lang thẩm thấu vào máu mà không làm tăng đường huyết, giúp cân bằng năng lượng cho cơ thể.
Khoai lang giàu protein, có thể ức chế ung thư ruột kết và trực tràng (hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động tế bào ung thư càng lớn).
Trong khoai lang lượng Vitamin B6 khá cao, giúp giảm homocysteine (chất này nồng độ cao trong máu sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến…).
Vitamin C dồi dào trong khoai lang giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm, rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa, các tế bào máu, góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress, thanh lọc cơ thể.
Các nhà khoa học cho rằng, 1 củ khoai lang nướng có vỏ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Chất xơ không hòa tan trong khoai lang sẽ giúp cơ thể bạn no trong nhiều giờ sau khi ăn, lượng đường trong máu không tăng đột biến.
Trong cuốn sách "Bí quyết tự chăm sóc sức khỏe của 5 thế hệ Đông y Trung Quốc" viết rằng, người mắc bệnh táo bón, thải độc kém sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc thì đừng bỏ qua món khoai lang bình dân nhưng nhiều "sức mạnh" - nhất là khi kết hợp với mật ong – bởi nó vừa bổ sung chất xơ thô, vừa có thêm đường glucose tự nhiên, giúp thải độc, chống táo bón hiệu quả hơn.
Nhóm người nên ăn khoai lang
Khoai lang dễ kết hợp vào chế độ ăn uống, nhưng có những người cần ăn khoai lang để tốt cho sức khỏe, ngừa ung thư, giảm viêm, dễ tiêu hóa, giữ cho làn da trẻ hơn... Cụ thể:
- Những người bình thường ăn quá ít chất xơ dẫn đến tiêu hóa kém, mắc táo bón.
- Những người làm việc trí óc, thần kinh căng thẳng, áp lực lớn, mệt mỏi, giấc ngủ không sâu.
- Nhóm người bị táo bón dài ngày, phân khô, đường ruột bị kích thích, khô miệng, dễ bị nóng vùng tay và chân.
Những người không nên ăn khoai lang
- Những người cơ thể hay ẩm ướt, đầy bụng khó tiêu, đi đại tiện khó, luôn cảm thấy đi đại tiện không hết.
- Người đang đói cũng không nên ăn khoai lang vì có thể làm tăng mức độ tiết dịch vị của dạ dày, gây nóng ruột, ợ hơi, đầy bụng, khó chịu.
- Người mắc bệnh thận không ăn quá nhiều khoai lang vì có thể gián tiếp gây chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim, nguy hiểm cho sức khoẻ của người bệnh.
- Người tiêu hoá kém ăn quá nhiều khoai lang sẽ tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua khó chịu.
- Người có bệnh về dạ dày – nhất là dạ dày mãn tính không nên ăn khoai lang - đặc biệt là lúc đói vì dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, hoặc gặp những cơn đau dạ dày.
- Những người lá lách hư nhược, thể chất yếu, dễ sinh bệnh tiêu chảy cũng tránh ăn khoai lang.
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn khoai lang có mật ong.
Cách luộc khoai lang/hấp khoai lang với lá dứa (lá nếp) thơm ngon bở, giữ được nhiều dinh dưỡng nhất
Khoai lang có thể ăn bằng cách nướng, luộc, nghiền... hoặc làm nguyên liệu nấu các món khác để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Luộc là cách phổ biến và đơn giản nhất. Sau đây là cách luộc khoai lang dùng lá dứa (lá nếp) thơm ngon bở, giữ được nhiều dinh dưỡng nhất.
Nguyên liệu
- 1kg khoai lang
- 1 nắm lá dứa
Cách làm
- Lá dứa rửa sạch, 1/2 số lá lót dưới đáy nồi sứ. 1/2 số lá để lại rồi cuộn thành bó đặt lên trên cùng nồi khoai lang trước khi luộc.
- Khoai lang rửa sạch, cho vào nồi rồi đặt cuộn lá dứa bên trên.
Cả khoai lang và lá dứa đều không cần để ráo nước, vì cần giữ độ ẩm để nồi khoai không bị cháy và khét).
Đậy nắp nồi sứ lại, cho lên bếp và bật lửa to đun khoảng 5 phút.
Khi thấy nồi tỏa nhiệt thì hạ lửa nhỏ nhất đun âm ỉ 25 phút.
Mở nắp ra dùng đũa cắm vào củ khoai.
Nếu thấy đũa dễ dàng xuyên qua củ khoai là nó đã chín.
Hãy tắt bếp, đậy nắp om thêm 5 phút nữa là khoai chín hoàn toàn.
Ăn khoai ngay lúc nóng rất thơm và ngon.
Cách làm món khoai lang lắc mật ong
Món khoai lang lắc mật ong khoái khẩu cho cả trẻ em và người lớn. Cách làm như sau:
Nguyên liệu
– 1kg khoai lang
– 4 muỗng mật ong
– 2 muỗng mè trắng (vừng trắng), bột mì, bột ớt, dầu ăn.
Cách làm
Khoai lang gọt bỏ vỏ, cắt khúc dài, rửa sạch để ráo.
Cho 5 muỗng bột mì, chút bột ớt (tùy khẩu vị ăn cay), xíu muối và 1/2 muỗng đường vào tô trộn đều.
Cho khoai lang vào xóc đều để khoai dính bột.
Bật bếp, đặt chảo lên và đổ dầu vào đun nóng thì cho khoai lang vào chiên giòn.
Dùng 1 tô khác cho mật ong và mè vào trộn đều. Sau đó cho khoai đã chiên vào trộn nhanh tay, rồi đổ ra đĩa dùng làm món snack, ăn rất ngon và vui miệng.
*Thông tin trong bài có tham khảo tư vấn của bác sĩ Vinmec và Monanngon.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.