Tiêm trộn mũi 1 là vắc-xin Moderna với mũi 2 là Pfizer có làm giảm hiệu quả hay dễ gặp tác dụng phụ hơn không?

Tại TP.HCM, người dân tiêm mũi 1 Moderna sẽ được tiêm mũi 2 vắc-xin Pfizer nếu đồng ý. Điều này dẫn đến nhiều nghi ngại từ phía người dân.

Tiêm phòng vắc-xin Covid-19 hiện là mối quan tâm lớn của người dân trong tình hình dịch bệnh đang còn nhiều diễn biến phức tạp. Tại TP.HCM, nơi có số ca bệnh nhiều nhất cả nước, để đảm bảo tiến độ tiêm vắc-xin cho người dân trên toàn thành phố diễn ra nhanh nhất, trước tình hình thiếu vắc-xin Moderna, đã có định hướng tiêm trộn vắc-xin. 

Theo đó, người dân tiêm mũi 1 Moderna sẽ được tiêm mũi 2 vắc-xin Pfizer nếu đồng ý. Điều này dẫn đến nhiều nghi ngại từ phía người dân. Nhiều người lo sợ tiêm trộn vắc-xin có nguy cơ gặp tác dụng phụ sau tiêm nặng hơn, hiệu quả của vắc-xin kém hơn so với tiêm cùng loại... Vậy, những nghi ngại này liệu có đúng hay không?

Hỏi: Tôi tiêm mũi 1 vắc-xin Covid-19 của Moderna, hiện tại sắp đến lịch tiêm mũi 2. Tuy nhiên, do tại địa phương tôi sinh sống thiếu vắc-xin Moderna nên để đảm bảo tiêm vắc-xin đúng tiến độ, tôi nghe nói thời gian tới mình sẽ được tiêm trộn bằng vắc-xin Pfizer. Không biết việc tiêm trộn như vậy thì hiệu quả tiêm phòng Covid-19 có cao không, liệu có nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều hơn so với tiêm vắc-xin cùng loại không? Xin chuyên gia chia sẻ!

Tiêm trộn vắc-xin Covid-19 có làm giảm hiệu quả hay dễ gặp tác dụng phụ sau tiêm hay không?

BS Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) trả lời:

Nói về tiêm trộn vắc-xin thì từ trước đến nay, thế giới cũng như Việt Nam đã áp dụng từ rất lâu. Cụ thể là với trẻ nhỏ, chúng ta vẫn tiến hành tiêm trộn vắc-xin mà không gặp vấn đề gì. Riêng đối với tiêm phòng vắc-xin Covid-19, trên thế giới đã áp dụng tiêm trộn và cũng không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm trộn có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin cũng như tác dụng phụ không mong muốn

Do đó, bạn nên đi tiêm phòng đúng thời gian, không cần phải lo lắng vấn đề tiêm trộn vắc-xin.

Tiêm trộn mũi 1 là vắc-xin Moderna với mũi 2 là Pfizer có làm giảm hiệu quả hay dễ gặp tác dụng phụ hơn không? - Ảnh 3.
 

ThS.BS. Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: 

Về khả năng tiêm trộn 2 mũi vắc-xin mRNA khác loại trong trường hợp bất khả kháng về cung ứng vắc xin trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, người tiêm mũi 1 là Moderna có thể được cân nhắc mũi 2 là Pfizer với khoảng cách tối thiểu 28 ngày giữa hai liều tiêm. 

Sau khi hoàn tất hai mũi tiêm vaccine thì người được tiêm chủng xem như đã hoàn thành lịch tiêm vắc-xin COVID-19, không cần bổ sung liều nào của vắc-xin mRNA nữa. 

Một số quốc gia như Canada và Anh đã có những khuyến cáo chính thức về việc có thể tiêm theo lịch mũi 1 là vắc-xin Moderna - mũi 2 là Pfizer (hoặc ngược lại) khi không có loại vắc-xin sẵn có và đã trì hoãn lịch tiêm trên 8 tuần. 

Cho đến nay không ghi nhận biến cố bất lợi sau tiêm chủng nghiêm trọng nào của việc tiêm trộn 2 vắc-xin này trong cùng một liệu trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Tiêm trộn mũi 1 là vắc-xin Moderna với mũi 2 là Pfizer có làm giảm hiệu quả hay dễ gặp tác dụng phụ hơn không? - Ảnh 4.
 
Tiêm trộn mũi 1 là vắc-xin Moderna với mũi 2 là Pfizer có làm giảm hiệu quả hay dễ gặp tác dụng phụ hơn không? - Ảnh 5.
 
Tiêm trộn mũi 1 là vắc-xin Moderna với mũi 2 là Pfizer có làm giảm hiệu quả hay dễ gặp tác dụng phụ hơn không? - Ảnh 6.
 

 

 

Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/tiem-tron-mui-1-la-vac-xin-moderna-voi-mui-2-la-pfizer-co-lam-giam-hieu-qua-hay-de-gap-tac-dung-phu-hon-khong-2220217917177735.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang