Giờ học làm văn của cô Hoàng Thị Hiền Anh với học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội) luôn rộn rã, hứng thú và đầy say mê.
Cô Hiền Anh chi sẻ cô mới làm công tác chủ nhiệm được 3 năm. Nhưng bản thân khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cô cũng nhận thấy môn văn là môn luôn khó “nhằn”.
NVới học sinh lớp 4 của cô, 4 lần đầu tiên các em viết một bài văn hoàn chỉnh gồm mở bài, thân bài, kết luận. Cô Hiền Anh muốn truyền cho học sinh cảm hứng viết văn và ý tưởng cũng bất chợt đến là muốn học sinh vẽ các con vật định tả.
Thực tế, cô nhận thấy, rất nhiều học sinh trong lớp có năng khiếu hội họa nên chỉ mất vài phút để vẽ ra một con vật. Lớp học sẽ chia nhóm với những nhiệm vụ như: nhóm chú thích các bộ phận cần tả của con vật, nhóm vẽ. Sau đó cùng nhau thảo luận, vẽ sơ đồ tư duy với những từ ngữ, hình ảnh ngắn gọn nhất.
Ví dụ như bài tả con mèo, dù đã được tìm hiểu qua bài viết con mèo Mun trong SGK nhưng bằng từ ngữ hình ảnh đó, mở rộng, khai thác thêm cho học sinh. Kết quả là học sinh hứng thú với môn tập làm văn hơn, các em sẽ nhớ sâu hơn hình ảnh của một con vật nào đó.
Ý tưởng này của cô Hiền Anh đã được triển khai cho các lớp học trong khối 4.
Mục đích là muốn truyền cảm hứng cho học sinh. Quan trọng hơn là khơi gợi tình cảm, tình yêu thương của học sinh đối với các con vật. Ví dụ như trước khi yêu cầu học sinh tả con mèo, ngoài việc cho các con vẽ lại hình còn vật, xây dựng sơ đồ tư duy thì cô Hiền Anh thường cho học sinh xem qua các clip ngắn về hình ảnh các chú mèo sinh động ngoài đời thực.
Qua mỗi bài văn, theo cô Hiền Anh có thể các em còn dùng những từ ngữ ngộ nghĩnh, thậm chí đôi chút ngô nghê đúng với lứa tuổi nhưng đó là cảm xúc thật của mỗi học sinh.
Theo Tri Thức Trẻ
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.