Ảnh minh họa
90% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với những bài tập thể dục và tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Ngược lại, nếu mẹ ăn uống sai lầm thì càng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng, ảnh hưởng thai nhi trong bụng.
Dưới đây là 2 sai lầm có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ:
Không ăn thực phẩm chứa tinh bột
Nhiều bà mẹ không ăn hoặc hạn chế ăn cơm, các thực phẩm chứa tinh bột để không bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thế nhưng đây là quan niệm ăn uống hoàn toàn sai lầm. Trong tam cá nguyệt thứ hai, mỗi ngày mẹ cần cung cấp khoảng 200-250gr tinh bột cho cơ thể. Ngoài cơm trắng, mẹ bầu có thể ăn thêm gạo lức, đậu xanh, ngũ cốc, yến mạch….để không bị ngán, lưu ý không nên thêm đường vào món ăn.
Ăn quá nhiều thịt đỏ, đậu nành, cá, sữa…
Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa đạm có thể làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm động vật như thịt đỏ, đậu nành, cá, sữa... về lâu dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một cuộc khảo sát với khoảng 4.000 bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ cho kết quả rằng, thai phụ ăn nhiều thực phẩm chứa đạm động vật có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn. Nếu mẹ thường xuyên bổ sung rau củ trong bữa ăn hàng ngày thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ giảm đáng kể.
Mẹ bầu nên làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:
Giảm lượng dầu ăn, kiểm soát cân nặng
Ảnh minh họa
Mẹ bầu nên hạn chế đồ ăn chiên rán, xào...để kiểm soát cân nặng của mình tránh tăng cân quá mức. Duy trì cân nặng phù hợp giúp ổn định lượng đường trong máu để có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển nhanh.
Thay đổi thứ tự thực phẩm khi ăn
Khi mang thai, mẹ nên ăn rau trước, sau đó ăn thịt và cuối cùng mới ăn cơm. Ăn nhiều rau quả giúp người mẹ bổ sung vitamin, chất xơ, kiểm soát cân nặng.
Theo phununews.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.