Tình trạng kiệt sức là bình thường trong thai kỳ. Nguồn chất đạm có nhiều trong hạt chia sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt mệt mỏi, hồi phục năng lượng nhanh chóng.
Hàm lượng omega-3 có trong hạt chia cao gấp 8 lần cá hồi. Ảnh internet. |
Phát triển não bộ thai nhi
Omega-3 là dưỡng chất mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, cách duy nhất chính là bổ sung bằng thực phẩm. Đây là chất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển não bộ của thai nhi. Cứ 100g hạt chia có chứa đến 19,3g omega-3, hàm lượng này cao gấp 8 lần cá hồi.
Giảm táo bón
Chất xơ trong hạt chia có nhiều hơn so với hầu hết các loại thực phẩm khác. Theo Momjunction, trong 100g hạt chia thì có đến 37g chất xơ, cao hơn nhiều so với lúa mạch, lúa mỳ và yến mạch. Nhờ đó, hạt chia có công dụng đẩy lùi táo bón hiệu quả cho mẹ bầu.
Trong 1 ly nước hạt chia có thể cung cấp đến 10mg sắt. Ảnh internet. |
Ngừa thiếu máu
Sắt có vai trò quan trọng trong việc bổ sung hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu hiệu quả. Trong 1 ly nước hạt chia có thể cung cấp đến 10mg sắt, tương đương 1/3 nhu cầu sắt cần thiết mỗi ngày cho mẹ bầu
Giảm đau cơ, chuột rút
Chuột rút là tình trạng phổ biến với mẹ bầu, nhất là trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Hạt chia rất giàu magiê sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng đau cơ thường gặp, cơn co thắt tử cung và ngừa nguy cơ sinh non.
Folate ngừa khuyết tật thai nhi hiệu quả. Ảnh internet. |
Giàu canxi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt chia có chứa lượng canxi cao gấp 5 lần so với sữa. Do đó, việc bổ sung hạt chia vào thực đơn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu và phát triển xương của thai nhi.
Ngừa khuyết tật thai nhi
Folate có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật thai nhi, đặc biệt là khuyết tật liên quan đến ống thần kinh, sứt môi hở hàm ếch và nhiều khuyết tật khác liên quan đến chân và tay.
Tuy hạt chia mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ chỉ nên tiêu thụ khoảng 25g hạt chia mỗi ngày. Số lượng này đã đủ đáp ứng 18% nhu cầu protein, 1/3 nhu cầu chất xơ và nhiều yêu cầu dinh dưỡng khác cho mẹ.
Món sinh tố hạt chia thơm, ngon bổ dưỡng. Ảnh internet. |
Tác dụng phụ khi ăn nhiều hạt chia
Đầy hơi
Tiêu thụ quá nhiều hạt chia có thể khiến mẹ gặp phải tình trạng đầy hơi. Do đó, mẹ nên hạn chế tiêu thụ hạt chia với số lượng được khuyên dùng hàng ngày để không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Làm loãng máu
Các axit béo omega-3 có thể gây loãng máu nếu dùng một lượng quá nhiều. Phụ nữ mang thai đã từng có tiền sử rối loạn máu nên cân nhắc trước khi thêm hạt chia vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Thức uống bổ dưỡng từ hạt chia
Sinh tố hạt chia
Mẹ cho 1 -2 muỗng hạt chia vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Sau đó thêm chút đường, sữa, đá bào vào để thưởng thức. Món sinh tố hạt chia không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp mẹ bầu giải nhiệt ngày nóng hiệu quả .
Nước chanh và hạt chia
Đây là loại thức uống khá đơn giản. Mẹ chỉ việc pha nước chanh theo cách thông thường nhưng hãy cho thêm hạt chia vào cùng. Vị chua chua ngọt ngọt của nước chanh lẫn cùng vị béo, thơm từ hạt chia sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng hơn.
Hạt chia với rau trộn
Rau xanh và hạt chia đều là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Sau khi hoàn thành món salad rau củ, mẹ chỉ việc rắc lên trên một ít hạt chia để ăn kèm. Việc kết hợp này sẽ không chỉ khiến món ăn trở nên thơm ngon hơn mà còn bổ dưỡng hơn rất nhiều.
Mẹ bầu ăn trai: Ngăn ngừa tiền sản giật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Theo PNSK
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.