Trẻ bị dị ứng thời tiết phải xử lý như nào cho hiệu quả?

(lamchame.vn) - Khi trẻ không may bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ quanh người khiến bạn lo lắng? Hãy bình tĩnh xem cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết đơn giản và hiệu quả này nhé.

Dị ứng thời tiết ở trẻ em và thông tin cần biết

Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng thường gặp, xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức trước sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng và không khí. Bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng và người có hệ miễn dịch kém.

Theo thống kê, phần lớn các trường hợp bị dị ứng thời tiết là trẻ nhỏ bởi nhóm đối tượng này thường có hệ miễn dịch kém và cơ địa nhạy cảm hơn so với người trưởng thành. Cũng chính vì vậy mà các triệu chứng ở trẻ thường có mức độ nặng và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so những đối tượng khác.

Dị ứng thời tiết thường xảy trong điều kiện thời tiết khô hanh, lạnh, thời tiết nóng ẩm hoặc xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa (nhiệt độ và độ ẩm thay đổi một cách đột ngột).

Trẻ bị dị ứng thời tiết có triệu chứng như ho, nghẹt mũi

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ em

- Thông thường mà nói, da trẻ em vốn rất mỏng manh và khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh thay đổi thất thường của môi trường như mùa hè hiện nay thường sẽ rất dễ bị nổi mẩn, phát ban, để lâu ngày sẽ lan rộng ra khắp cơ thể. Tùy từng loại da của mỗi trẻ mà có những dấu hiệu và tốc độ phát triển bệnh khác nhau.

- Nếu da trẻ mới nổi mẩn đỏ và không quá nhiều hay tình trạng chỉ ở mức nhẹ thì bạn có thể chữa bằng cách mua thuốc về bôi hoặc bằng những phương pháp dân gian như tắm thảo dược chẳng hạn.

Triệu chứng nhận biết bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

- Da châm chích, hơi đỏ, sau đó xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ, mọc khu trú hoặc lan tỏa.

- Tổn thương da có thể khiến vùng da xung quanh bị đỏ, viêm nhẹ và nóng rát.

- Các sẩn đỏ trên da thường gây ngứa âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên khi có ma sát, gãi, cào,…

- Tổn thương da thường khởi phát ở mặt, cổ, ngực, tay, chân và có thể lan tỏa ra trên phạm vi rộng hoặc thậm chí lây lan toàn thân.

- Trẻ có thể bị sốt nhẹ do phản ứng quá mức của các mao mạch trên da.

- Đi kèm với một số triệu chứng như nghẹt mũi, ho, đau họng, chảy nước mũi, ngứa mũi,…

- Một số trẻ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc,…

- Ở những trẻ có các bệnh lý cơ địa, dị ứng thời tiết có thể làm bùng phát triệu chứng của viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp.

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết

- Trẻ bị dị ứng do môi trường bên ngoài:

Ngoài dị ứng do thời tiết, trẻ có thể bị dị ứng do môi trường bên ngoài như bụi bẩn, sâu róm,... Ăn uống các loại thức ăn không phù hợp gây kích ứng da hoặc do gan nóng dẫn tới nổi mề đay ra ngoài. Nếu trẻ dị ứng kèm theo dấu hiệu sốt qua đêm thì bạn phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời chữa trị nhé.

- Trẻ bị dị ứng do thời tiết quá khô:

Không chỉ riêng gì mùa mà mà thời tiết khô vào mùa đông cũng dễ khiến cho da ngứa ngáy khó chịu và làm trẻ bị dị ứng. Các lớp da khô bị bong ra, kèm thêm thời tiết lạnh khiến cho da bé dễ sưng tấy, nổi mề đay. Nếu trẻ có những hiện tượng trên thì nên hạn chế tắm cho trẻ nhé bạn.

Đối với cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết trong trường hợp này thì điều bạn làm là:

+ Làm sạch da: bạn nên lên lau người bằng khăn ấm cho trẻ. Nếu da trẻ bị tổn thương nặng thì có thể ngâm vùng da này của con trong nước ấm từ 15 -20 phút sau đó lau khô nhanh nhé.

+ Bôi kem dưỡng ẩm: Vì da trẻ khá nhạy cảm và mỏng manh nên bạn nên chọn kem dưỡng ẩm ít kích thích và thoa toàn thân cho trẻ nhé. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại kem dưỡng ẩm dùng thường xuyên với da nhạy cảm của trẻ.

+ Một số lưu ý khác: Khi trẻ bị dị ứng thời tiết bạn nên trông chừng trẻ để hạn chế việc trẻ đưa tay lên gãi chỗ ngứa gây xước và làm da bị nhiễm trùng. Hãy cắt móng tay cho con thường xuyên và tuyệt đối không bôi xà phòng, cồn vào nơi vùng da bị tổn thương do dị ứng. bạn cũng nên chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt, để cơ thể trẻ luôn khô thoáng.

Với cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết hiệu quả thế này thì các bạn yên tâm phần nào rồi nhé. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái của bạn.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang