Trẻ bị táo bón có triệu chứng gì và cách xử lí

(lamchame.vn) - Táo bón làm trẻ đi đại tiện khó khăn, thậm chí khiến nhiều trẻ sợ đi đại tiện, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Khi trẻ bị táo bón bạn nên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, cho trẻ uống nhiều nước.

Triệu chứng khi trẻ bị táo bón

nên làm gì khi trẻ bị táo bón hình ảnh 1

Trẻ đi cầu khó khăn là biểu hiện của bệnh táo bón

Trẻ bị táo bón có các biểu hiện như phân cứng, tròn nhỏ giống như các viên bi (giống phân dê), đi ít lần hơn thói quen trước đó, khóc khi rặn (uốn cong lưng, khép chặt mông).

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Trẻ trong độ tuổi còn bú, nhất là trẻ không bú sữa mẹ dễ có nguy cơ bị táo bón do thành phần đạm trong sữa bò khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Ngoài ra, ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm với những nguồn thức ăn giàu chất đạm.

Với những trẻ lớn hơn, táo bón thường xảy ra khi trẻ ăn nạp quá nhiều thức ăn chứa chất béo, chất đạm và ít chất khoáng, thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn. Bên cạnh đó các nguyên nhân khác khiến trẻ bị táo bón như ruột già của trẻ quá to, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh- cơ,... Với trẻ mắc bệnh như vậy bạn nên đưa bé đến bệnh viện và điều trị tận gốc.

Cách phòng ngừa bệnh táo bón ở trẻ

nên làm gì khi trẻ bị táo bón hình ảnh 2

Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, uống sinh tố hoa quả để phòng tránh bệnh táo bón

Phương pháp phòng ngừa táo bón hiệu quả nhất ở trẻ là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh cung cấp chất xơ, cho trẻ uống các loại nước hoa quả hoặc nước luộc củ cải. Các loại thuốc nhuận tràng cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Xử trí khi trẻ bị táo bón

Với những trẻ đang bú sữa mẹ thì mẹ cần xem xét lại chế độ ăn của mình, cân đối dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả. Trẻ bú bình bị táo bón cần được kiểm tra và điều chỉnh cách pha sữa cho đúng công thức, mẹ tập cho trẻ thói quen đi cầu hàng ngày đúng giờ.

Những trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bên cạnh đó, cha mẹ bổ sung các loại trái cây, rau xanh trong khẩu phần ăn của trẻ. Nếu tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện, cha mẹ phải đưa con đi khám.

Lưu ý với những trường hợp trẻ bị táo bón nặng có biểu hiện như đau bụng dữ dội, nôn ói, tiêu chảy có máu, chướng bụng, hậu môn bất thường,... cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang