Trẻ ngủ với ông bà hay với bố mẹ, hai sự lựa chọn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sự phát triển và tính cách của trẻ

Nhiều bà mẹ cũng vì muốn có được khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn trọn vẹn nên đã chọn cách cho con ngủ chung với ông bà hoặc bảo mẫu.

So với các bà mẹ toàn thời gian, những mẹ bỉm sữa đã đi làm có thể sẽ vất vả hơn nữa. Ban ngày mẹ phải lo làm việc ở công ty, tan sở trở về nhà lại phải giải quyết việc lớn nhỏ của con cái. Nhiều bà mẹ cũng vì muốn có được khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn trọn vẹn nên đã chọn cách cho con ngủ chung với ông bà hoặc bảo mẫu.

Mặc dù có thể giúp cho mẹ thoải mái hơn nhưng thực chất sẽ không ai có thể thay thế được tình yêu thương và sự đồng hành của bố mẹ trong quá trình trưởng thành của con cái, kể cả khoảng thời gian đưa con vào giấc ngủ mỗi tối.

Trẻ ngủ với ông bà hay với bố mẹ, hai sự lựa chọn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, ảnh hưởng sự phát triển và tính cách của trẻ - Ảnh 1.
 

Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa bố mẹ - con cái có thể trở nên gắn bó và thân thiết hơn thông qua thời gian đi ngủ buổi tối. Đối với trẻ trước 3 tuổi, việc được bố mẹ ôm ấp sẽ tạo cho chúng được cảm giác an toàn và giúp chúng cảm nhận tình yêu thương.

Một đứa trẻ ngay từ nhỏ được ngủ cùng bố mẹ, chúng tất nhiên sẽ nảy sinh ra cảm giác gần gũi và yên tâm hơn. Thông qua những hoạt động cùng nhau trước khi ngủ, các hành vi thân mật, âu yếm sẽ làm gia tăng thêm tình cảm và sự gắn kết của con cái đối với bố mẹ.

Trái lại, nếu trẻ được ngủ với ông bà hoặc bảo mẫu, sự thân thiết và tình cảm của chúng sẽ chuyển sang họ, đây là quy luật phát triển tình cảm rất bình thường của con người.

Trẻ ngủ với ông bà hay với bố mẹ, hai sự lựa chọn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, ảnh hưởng sự phát triển và tính cách của trẻ - Ảnh 2.
 

Ngoài ra, trẻ em ngủ với ông bà hoặc bảo mẫu trong thời gian dài cũng dẫn đến một số vấn đề như sau:

Sự đồng hành của ông bà hoặc bảo mẫu trước khi đi ngủ tương đối đơn điệu

Thời điểm trước khi ngủ là khoảng thời gian lý tưởng để bố mẹ và con cái kết nối với nhau. Bố mẹ có thể đọc sách cho con, cùng con tỉ tê tâm sự, cùng lắng nghe và giải đáp những khúc mắc hay những vấn đề mà con băn khoăn. Những hoạt động này không chỉ thúc đẩy mối quan hệ cha mẹ - con cái mà còn giúp trẻ phát triển kiến thức và hình thành tính cách vui vẻ.

Trẻ ngủ với ông bà hay với bố mẹ, hai sự lựa chọn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, ảnh hưởng sự phát triển và tính cách của trẻ - Ảnh 3.
 

Đối với người lớn tuổi, họ thường không có đủ sức lực và sự kiên nhẫn, vì vậy buổi tối lên giường, mục đích của họ sẽ cố dỗ cho trẻ ngủ càng nhanh càng tốt. Tương tự, bảo mẫu thường sẽ không có quá nhiều câu chuyện để nói với trẻ. Công việc của họ là làm cách nào để đứa trẻ đi ngủ sớm và đúng giờ. Hoàn toàn sẽ không có sự tương tác nào giúp trẻ giải tỏa cảm xúc và thư giãn trước khi ngủ, mà cho dù có đi nữa, đó cũng không phải là sự tương tác mà trẻ cần.

Một số ông bà vẫn chăm sóc cháu theo cách thức không khoa học, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đứa trẻ

Thế hệ người lớn tuổi thường quen với những chiêu trò cũ để dỗ dành trẻ đi ngủ như liên tục rung lắc trẻ, bắt trẻ thức giấc giữa đêm để tè, dọa trẻ với những câu chuyện kinh khủng... Một số lại cưng chiều quá mức, cho trẻ ăn vặt ngay trước khi ngủ, không nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn, lâu dần sẽ khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt cho sức khỏe.

Trẻ ngủ với ông bà hay với bố mẹ, hai sự lựa chọn sẽ tạo ra sự khác biệt lớn, ảnh hưởng sự phát triển và tính cách của trẻ - Ảnh 4.
 

Dù bận rộn đến mấy, bố mẹ hãy dành thời gian đồng hành cùng con khi ngủ

Trước khi con đến tuổi ngủ giường riêng, khoảng thời gian ngủ buổi tối có thể nói là thời gian bố mẹ có thể ở cạnh con lâu nhất. Mặc dù không giao tiếp bằng lời quá nhiều với nhau trong khoảng thời gian này, nhưng nhiệt độ, nhịp thở và sự tiếp xúc của cha mẹ có thể truyền cho trẻ cảm giác an toàn và trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi ngủ bên cạnh bố mẹ.

Một đứa trẻ có đủ cảm giác an toàn và cảm nhận đầy đủ tình yêu thương của bố mẹ thường sẽ hạnh phúc hơn, tính cách vui tươi, năng động, tự tin và luôn có được sự lạc quan trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc cha mẹ giao tiếp với con cái trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ. Thông qua sự tiếp xúc này, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn những nhu cầu, vấn đề hay tâm sự thầm kín của con để có cách xử sự phù hợp và hướng dẫn con cách đối mặt với sự việc.

(Nguồn: Toutiao)

 

 

Link gốc: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/tre-ngu-voi-ong-ba-hay-voi-bo-me-hai-su-lua-chon-se-tao-ra-su-khac-biet-lon-doi-voi-su-phat-trien-va-tinh-cach-cua-tre-162211308001600680.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang