Cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin về trí nhớ và cách điều trị qua bài viết sau.
1. Trí nhớ kém là gì?
Trí nhớ kém được hiểu là khả năng mà não bộ ghi nhớ một vấn đề, sự vật gì đó bị giảm sút theo thời gian. Đây có thể là dấu hiệu của sự thoái hóa hoặc tổn thương của các tế bào não. Trí nhớ kém kéo dài có thể là triệu chứng của một căn bệnh về nào mà ở đó các chức năng hoặc quá trình vận chuyển những thông tin để ghi nhớ bị ngưng trệ.
Ở giai đoạn đầu, người bị trí nhớ kém có thể quên hoặc xảy ra hiện tượng nhầm lẫn. Nhưng khi tình trạng này diễn tiến nặng hơn, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn và trở nên mất cân bằng trong cuộc sống. Từ đó có thể dẫn đến Alzheimer.hoặc thậm chí là sa sút trí tuệ.
2. Nguyên nhân dẫn đến trí nhớ kém
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trí nhớ kém có thể đến từ các yếu tố như sau:
-
- Tuổi tác cao
-
- Gặp áp lực cuộc sống
-
- Lao lực vì công việc
-
- Không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
-
- Người mắc phải các chứng rối loạn tâm lý
-
- Mắc bệnh về não: sa sút trí tuệ, alzheimer
-
- Người trẻ có lối sinh hoạt không lành mạnh
-
- Sử dụng quá nhiều chất kích thích, rượu bia, hút thuốc
-
- Không thường xuyên tư duy, vận động não bộ
-
- Ít giao tiếp với những người xung quanh.
3. Biểu hiện trí nhớ kém thường gặp:
-
- Thường xuyên bị đãng trí, quên trước quên sau.
-
- Khả năng tập trung kém, dễ bị phân tâm
-
- Thường xuyên quên đi các sự kiện, công việc đã lập kế hoạch từ trước.
-
- Hay lặp đi lặp lại một câu hỏi.
-
- Quên chỗ để các đồ vật
-
- Khó khăn trong việc giao tiếp, diễn tả.
-
- Không thể hoàn thành tốt những công việc quen thuộc hàng ngày.
-
- Thường xuyên bị lạc đường và không nhớ đường đến những nơi quen thuộc
-
- Cảm xúc dễ bị tác động, trở nên dễ cau có, nóng giận
-
- Không kiểm soát được hành vi và thường làm những điều lạ thường.
|
4. Trí nhớ kém ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Đối với người trẻ:
-
- Gặp khó khăn trong vấn đề học tập, không thể đạt được thành tích tốt.
-
- Công việc không đạt hiệu quả cao, khó lấy được sự thăng tiến, dễ làm mấy lòng với sếp, mất uy tín với đối tác, khách hàng.
-
- Làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh: Không nhớ tên người, quên mất các ngày kỷ niệm, sự kiện cần đến,...
Đối với người già:
-
- Mất ký ức với người thân trong gia đình
-
- Dễ bị đi lạc không biết đường về
-
- Đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm: alzheimer, sa sút trí tuệ,...
5. Có thể cải thiện tình trạng trí nhớ kém bằng những cách nào?
Trí nhớ kém là một tình trạng rất thường gặp và gây ra không ít khó khăn với người bệnh. Vậy liệu chúng ta có thể cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng nề bằng cách nào? Dưới đây là những phương pháp bạn có thể áp dụng ngay để cải thiện “não cá vàng”.
-
- Thiết lập một chế độ ăn uống với các thực phẩm đa dạng. Các loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ bạn có thể lưu lại bao gồm quả óc chó, bông cải xanh, cá hồi, hạt chia, hành tây, rau bó xôi, củ nghệ vàng, trứng,..
-
- Một số dưỡng chất trong thực phẩm có thể mất đi trong quá trình chế biến. Chính vì thế bạn có thể bổ sung thêm các viên uống chứa vitamin và khoáng chất có lợi cho trí nhớ như vitamin B12, vitamin E, omega -3,...
-
- Thường xuyên vận động, tập thể dục cũng giúp não bộ được khỏe mạnh. Một số bộ môn thể thao đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà như đi bộ, yoga, chạy bộ,...
-
- Rèn luyện trí não bằng cách giải toán, giải câu đố, chơi các trò chơi trí tuệ
-
- Ra ngoài giao tiếp xã hội với nhiều đối tượng để nâng cao sự hiểu biết cũng là cách cải thiện trí nhớ kém hiệu quả.
-
- Nên tập cho mình thói quen ngủ sớm, hạn chế thức khuya,
-
- Rời xa các thiết bị điện tử vào ban đêm để đảm bảo nhịp sinh học của cơ thể.
-
- Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn, tránh hút thuốc và dùng chất kích thích.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về tình trạng trí nhớ kém. Bảo vệ sức khỏe trí não là điều quan trọng và cần thiết mà bạn nên thực hiện ngay bây giờ.
Nguồn tham khảo: https://giloba.com.vn/
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.