Trời rét đậm thương lắm "xóm chạy thận": Cái quạt sưởi con mua không dám bật, khi người nghèo lỡ mắc "bệnh nhà giàu" thì mơ đâu vẹn tròn cái Tết!

Sống lay lắt từng ngày trong cái rét cắt da cắt thịt, những người bệnh ở xóm chạy thận chưa bao giờ dám mơ về một cái Tết trọn vẹn.

Con ngách nhỏ nằm sâu trong ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) lâu nay vẫn được mọi người quen gọi với cái tên "xóm chạy thận". Đây là nơi trú ngụ của những mảnh đời đang từng ngày, từng giờ chống chọi với căn bệnh suy thận quái ác.

Quạt sưởi để đấy, đêm rét nằm co lo tốn điện

Ngày thường vốn dĩ đã vắng vẻ, vậy nên những ngày cuối năm khi bước vào dãy nhà trọ ở xóm chạy thận càng thêm ảm đạm. Hầu hết những người sinh sống tại đây ngày nào cũng thay nhau chuẩn bị đồ đạc tới các bệnh viện để chữa trị "căn bệnh nhà giàu".

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 1.

Con hẻm nằm sâu trong ngõ 121 Lê Thanh Nghị là nơi cư trú của hơn 130 bệnh nhân suy thận, những người phải gắn bó cả đời với những chiếc máy thận nhân tạo. Những người tại đây gọi với cái tên quen thuộc "xóm chạy thận".

Đứng bên hiên nhà, bà Dương Thị Hoài (66 tuổi, quê Nam Định) đang suýt xoa để vơi đi cái lạnh của đợt rét đậm, rét hại. Cánh tay của người phụ nữ này chằng chịt những vết thâm tím sau nhiều năm phải chạy thận nhân tạo.

Luôn trong tư thế "đứng cạnh" tử thần, nhưng đã từ lâu, bà Hoài chỉ còn giữ trong tâm trí mình những suy nghĩ tích cực, dẫu cho căn bệnh suy thận giai đoạn cuối đã đeo bám bà hơn 12 năm qua.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 2.

Bà Dương Thị Hoài (66 tuổi, quê Nam Định), một trong số hàng trăm người chung hoàn cảnh sinh sống tại xóm chạy thận và bà coi nơi đây như ngôi nhà thứ hai bất đắc dĩ của mình.

"Từ ngày lên đây chạy thận tới nay tôi đã ở trọ tại đây tròn 12 năm rồi. Ngày trước thì còn có ông nhà tôi ở cùng để chăm lo cho tôi. Dạo đó ai nhìn vào cũng bảo tôi kiểu gì cũng đi trước ông ấy.

Thế rồi cuộc đời chẳng biết đâu mà lần, ông nhà tôi mất cách đây 4 năm vì ung thư đại tràng để lại mình tôi buồn tủi chống chọi với bệnh tật. Nhiều lúc nghĩ muốn chết nhưng ông trời lại chưa cho chết", bà Hoài chia sẻ.

Bà Hoài vốn có 3 người con thì hai con trai lập nghiệp sinh sống trong Gia Lai, còn người con gái lấy chồng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Vị trí cách trở nên mẹ con chỉ liên lạc với nhau qua chiếc điện thoại hằng ngày.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 3.

Người phụ nữ 60 tuổi đời thì 12 năm phải chống trọi lại với căn bệnh suy thận. Không chỉ riêng bà Hoài mà những con người ở đây họ đều mong được quây quần bên gia đình.

"Suy thận nặng nên tôi ở viện nhiều hơn ở nhà. Mỗi tuần phải chạy thận 3 lần, mỗi lần kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Vì lịch chạy thận dày đặc nên tôi phải thuê nhà ở gần Bệnh viện. Nhiều lúc nhớ con cháu nhưng tất cả đều ở nên không biết làm thế nào. Con cái còn nhỏ nên tôi chỉ gặp được gia đình các con mỗi dịp Tết được 1,2 ngày", bà Hoài tâm sự.

Mấy ngày qua, không khí lạnh tăng cường khiến bà Hoài không thể chợp mắt vì rét. Cả đêm bà cứ trằn trọc ngủ không trọn giấc. Chỉ vào chiếc đèn sưởi bà lão cười bảo "Của con gái mua cho nhưng tôi không dám bật vì sợ tốn điện, bảo nó không phải mua rồi mà cản không được".

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 4.

Dãy trọ nơi bà Hoài và nhiều người cùng chung cảnh ngộ sinh sống.

"Căn phòng này tôi thuê có vài trăm nghìn một tháng, giờ tiền phòng lên 1,2 triệu chưa kể điện nước. Mấy hôm rét quá tôi chỉ dám cắm điện bật máy sưởi ít phút cho đỡ cóng chân tay, rồi tắt đi.

Nói thật tiền điện nhà trọ 4000 đồng/số không dám dùng hoang phí. Điện trong nhà nhiều khi tôi cũng không dám mở. Mình bệnh tật đã vất vả rồi nên chỉ dung tiết kiệm, tốn kém quá lại phiền con cái thêm vất vả. Hôm nào rét lắm thì tối đến mọi người kiếm vài cành củi đốt bên ngoài để sưởi", bà Hoài cho biết.

 
 

Mùa rét, những người sống tại đây dùng những miếng gỗ mỏng, miếng xốp bịt những chỗ hở trên cửa cho đỡ lạnh.

Khi ốm đau không có con cái bên cạnh, nhiều lần như vậy bà Hoài cảm thấy tủi thân Có hôm bà nằm bất tỉnh trong phòng phải nhờ mọi người hàng xóm cứu giúp, mua đồ ăn, chăm sóc cho.

Nghĩ đến bệnh của mình bà nghĩ "sống được ngày nào thì phải lạc quan ngày đó, không ốm đau khổ con cháu". Thế rồi bà lại cố gắng vui vẻ, lạc quan để quên đi bệnh tật.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 6.

Bà Hoài khoe được con gái mua cho chiếc quạt sưởi tuy nhiên bà không dám sử dụng vì lo tốn kém. "Hôm nào thật rét tôi mới bật lên một lúc cho ấm căn phòng. Bao nhiêu thứ tiền phải lo nên tiết kiệm đến đâu hay đến đó, cũng muốn bật quạt sưởi cho ấm nhưng tốn điện lắm", bà Hoài chia sẻ.

"Tôi chờ đến ngày 30 Tết chạy thận xong rồi bắt xe khách về quê hương khói cho gia tiên, chồng tôi. Lúc đó cũng chờ đợi các con cháu về quê đoàn tụ.

Thế nhưng suốt bao năm qua tôi cũng chưa bao giờ có cái Tết trọn vẹn bên con cháu. Cứ khoảng mùng 2 tôi đã phải bắt xe ra lại đây để tiếp tục hành trình chạy thận.

Cuộc sống không giống cuộc đời nên phải cố thôi", bà Hoài chia sẻ thêm.

Tết trọn vẹn chỉ còn trong ký ức

Có "thâm niên" chạy thận nhân tạo còn hơn bà Hoài 1 năm, đối với bà Nguyễn Thi Sự (70 tuổi, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang) kể từ thời gian biết mình có bệnh đến nay với bà chưa cái Tết nào trọn vẹn.

3 tháng trước ngày về nghỉ hưu, nữ giáo viên năm ấy biết tin mình bị bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối khiến bà Sự cảm thấy suy sụp.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 7.

Bà Nguyễn Thi Sự (70 tuổi, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang) đang tranh thủ ăn uống, vệ sinh cá nhân trước khi tới bệnh viện để chạy thận.

Cũng từ đó, lời hứa của bà với cậu con trai đang học cấp 3 rằng đợi mẹ về sẽ mua cho chiếc áo ấm chống rét nhưng bao nhiêu năm vẫn còn dang dở.

Bệnh chuyển nặng nên bà được các bác sĩ chuyển thẳng từ bệnh viện huyện xuống Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chữa trị.

"Hồi đó tôi phải thất hứa với con, sau phải nhờ cô giáo chủ nhiệm của con đưa đi mua giúp. Tôi điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được 4 năm nhưng bệnh tình không thuyên giảm sau phải chuyển sang chạy thận nhân tạo. Từ đó đến nay cũng đã 13 năm tôi ở đây, không mấy khi được về nhà rồi", bà Sự chia sẻ.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 8.

Còn 3 tháng nữa cô giáo năm ấy về hưu thì phát hiện căn bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Cho đến nay, đã 13 năm trôi qua lời hứa của bà với người con trai vẫn dang dở.

Mấy ngày rét đậm, rét hại ngoài thời gian phải đi chạy thận, bà Sự chỉ quanh quẩn trong nhà. Bà không dám ra ngoài vì thời tiết quá lạnh. 4 chiếc chăn được bà quây kín xung quanh cho đỡ đi cái lạnh cắt da thịt mỗi đêm.

"Những người bình thường đã chịu lạnh kém rồi người chạy thận như chúng tôi sức đề kháng yếu đi rất nhiều. Ở xóm tôi mới đây có 1 cậu thanh niên chạy thận qua đời vì bị tai biến. Cách đó không lâu cũng có một cụ bà cũng bị suy thận bị tai biến tử vong trong lúc về quê", bà Sự bày tỏ.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 9.

Mấy ngày rét đậm, ngoài thời gian phải đi tới viện chạy thận, bà Sự chỉ quanh quẩn trong nhà.

Từ khi Bệnh viện Bạch Mai có ca nhiễm COVID-19, nhóm những người chạy thận như bà Sự phải phân tán ra các bệnh viện khác để chạy thận. Bà được phân công về bệnh viện Đống Đa cách nơi ở 3,4km.

"Những hôm trời lạnh thì tôi với 2,3 người nữa chung nhau tiền bắt taxi qua bệnh viện để chạy thận. Chi phí một người như thế hết khoảng 300 nghìn đồng/tuần. Cái bệnh này ấy mà, hôm nào mà không chạy thận người buồn bực, khó chịu lắm.

Tuy nhiên, có hôm chạy thận về xong bị tụt huyết áp, sốt. Những lúc như thế chỉ biết nhờ hàng xóm xung quanh giúp đỡ. Mọi người chăm sóc giúp cho chứ con ở xa, nó lại còn lo cho gia đình, vợ con nữa nên mình không dám phiền", bà Sự cho hay.

Có cái khổ nào như bằng ở xóm chạy thận, con cái sắm cho cái quạt sưởi nhưng tiết kiệm rét không dám bật, Tết với họ chưa năm nào trọn vẹn - Ảnh 10.

Dù hằng ngày phải sống chung với bệnh tật nhưng lúc nào bà Sự cũng giữ được sự lạc quan. "Ông trời cho sống được tới ngày nào thì mình biết ngày đó", bà Sự lạc quan.

Mỗi một tháng tiền lương hưu của bà Sự được 4-5 triệu đồng. Số tiền đó cũng tạm đủ cho bà dè dặt chi tiêu, sinh hoạt, tiền thuốc men chữa bệnh. Để tiết kiệm chi phí hằng ngày bà nấu cơm một lần chia ra hai bữa. 

"Chồng tôi giờ ông ấy cũng 80 tuổi rồi nên sức khoẻ yếu chẳng đi đâu được. Cứ khoảng 1-2 tháng tôi về quê thăm con cháu một hai ngày rồi xuống để chữa trị. Giờ sống chung với bệnh tật nên cứ phải lạc quan, cố gắng an phận tới đâu hay tới đó.

Tôi bảo với con trai là mẹ sống không giúp được con điều gì. Ông trời trói buộc mẹ con mình với nhau. Nếu mẹ không ốm đau bệnh tật thì mẹ không để con thiếu gì nhưng mẹ bị như vậy con phải cố gắng lên", bà Sự trải lòng.

Những ngày cuối năm, những người trú ngụ tại xóm chạy thận như bà Sự hơn lúc nào hết họ rất háo hức tới ngày được về đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng suốt hơn 15 năm qua bà cũng chưa bao giờ có cái Tết trọn vẹn bên người thân.

Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện bà tự động viên bản thân mình rằng "ông trời còn cho sống ngày nào phải cố gắng sống đến cùng ngày đó".

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang