1. Bênh chằm chặp khi thấy con bị bố mắng
Nhiều bà mẹ thường la mắng khi thấy con nghịch ngợm, không vâng lời nhưng khi thấy bố làm như vậy với con thì lại bao che, bênh chằm chặp.
Người ta vẫn thường nói, con cái là trái tim của người mẹ. Bản chất của người mẹ là bảo vệ con mình, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ chỉ có tác dụng ngược. Khi bị bố mắng, con cái hẳn phải biết mình đã làm sai. Nhưng nếu khi bố đang dạy con mà mẹ lao vào bênh, điều này không chỉ khiến vợ chồng bất hòa mà khiến con cái cảm thấy khó hiểu. "Mình có thật sự làm sai không nhỉ? Có vẻ bố đã mắng oan mình", trẻ có thể suy nghĩ như vậy.
2. Mẹ "đổ thêm dầu vào lửa" khi bố đã mắng con xong
Đôi khi, đứa trẻ làm sai điều gì đó, nhưng cũng không phải là chuyện gì quá to tát. Lúc này người bố chỉ dạy dỗ, nhắc nhở trẻ vài câu rồi thôi. Cứ ngỡ mọi việc đã xong nhưng đột nhiên người mẹ lao vào mắng mỏ, "đổ thêm dầu vào lửa", thậm chí còn khơi lại những lại lỗi sai cũ của con.
Bố vừa bình tĩnh lại bỗng trở nên cáu kỉnh rồi tiếp tục mắng mỏ, nặng lời với con. Lúc này con sẽ vô khó chịu và cảm thấy ghét mẹ bởi vì mẹ mà con mới bị bố mắng tiếp.
3. Mẹ quá thờ ơ khi con bị bố mắng
Một số bà mẹ nói rằng khi bố dạy con, tốt nhất là bản thân không nên can thiệp. Tuy nhiên, "sự không can thiệp" cũng phải có mức độ nhất định. Nếu mẹ quá thờ ơ, lạnh lùng để mặc bố nặng lời quá mức với con thì con sẽ cảm thấy rất buồn và tủi thân. Con sẽ cảm thấy trong gia đình không ai thực sự quan tâm, yêu thương mình. Lúc này, hậu quả còn có thể nghiêm trọng hơn cả việc mẹ can thiệp vào chuyện dạy con của bố.
Khi bố dạy dỗ con, hành động chính xác nhất của người mẹ đó là không chỉ khiến con cảm thấy được yêu thương mà còn phải cho con biết mình đã sai ở đâu và hiểu được tại sao con bị bố mắng.
Đừng nuông chiều con một cách mù quáng, nhưng cũng đừng đối xử thờ ơ quá mức với con. Hãy lắng nghe khi người bố dạy con nhưng can thiệp, giảng hòa ngay lập tức nếu bầu không khí căng thẳng quá mức. Đồng thời, mẹ phải phối hợp với bố chỉ ra cho con biết, con sai ở đâu. Có như vậy thì con mới hiểu chuyện và mối quan hệ gia đình trở nên hòa hợp.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.