Từ hành vi xối xả trách lỗi con đến giật váy túm tóc bồ gây sốt: Ứng xử là bài học lớn, ai cũng cần học suốt đời!

Mình thấy đáng sợ nhất không phải là dốt, là kém, là ít tiền, mà thực sự kinh khủng nhất khi không biết ứng xử và giao tiếp thô kệch.

Càng chú ý ứng xử và rèn giũa giao tiếp bao nhiêu, cuộc sống càng vui vẻ, các mối quan hệ càng chất lượng bấy nhiêu. Khi biết giao tiếp, ứng xử tự khắc sẽ luôn biết tăng cường khả năng quan sát để học hỏi và trau dồi, đồng thời cũng tự biết thiết lập bộ lọc cao cấp, loại bỏ những gì thô kệch không thuộc hệ ứng xử của mình.

Trong văn hóa giao tiếp phương Tây có một điểm mà chỉ một thời gian ngắn hít thở trong thứ văn hóa ấy, bạn rất dễ nhận ra, đó là: 

GIỚI HẠN (Gần gũi trong khoảng cách, phân biệt được phạm vi chủ đề có thể trao đổi dựa trên mức độ quan hệ. Nhận thức rõ điều gì nên và không nên trong một mối quan hệ), KHÔNG LÀM NGƯỜI KHÁC XẤU HỔ (Dù người đối diện có làm sai, vẫn sẽ tìm cách giao tiếp hợp lý để không làm cho người đó cảm thấy ngượng ngùng. Chỉ ra được cách giúp họ sửa sai mà không làm họ thấy tổn thương lòng tự trọng. Nghĩa là biết đặt mình vào cảm xúc của người khác), HƯỚNG ĐẾN SỰ VIỆC, KHÔNG CHĨA VÀO CÁ NHÂN.

Vậy nên cách ứng xử của thầy cô với học trò, bố mẹ với con cái, đồng nghiệp với đồng nghiệp, người với người trở nên uyển chuyển hơn, tôn trọng hơn. Do đó, xã hội, người hơn, lịch thiệp hơn.

Từ hành vi xối xả trách lỗi con đến giật váy túm tóc bồ gây sốt: Ứng xử là bài học lớn, ai cũng cần học suốt đời! - Ảnh 1.
 

Mình thấy nhiều sếp trong cơ quan ứng xử rất kém. Khi góp ý với nhân viên thường nói kiểu: “Chị không biết trước đây em làm ở cơ quan khác thế nào, nhưng ở đây em làm thế là không được” (1). 

Sao không thay vào là: “Quy trình trong cơ quan mình thế này em ạ, lần tới em làm giúp chị như vậy để hiệu quả hơn em nhé!” (2). 

Cùng một hoàn cảnh, cách nói khác nhau, đem đến hiệu quả giao tiếp khác nhau. Nhân viên khi nghe câu nói từ sếp kiểu số 2, vừa hiểu được vấn đề, vừa dễ dàng tiếp nhận lời góp ý. Góp ý đấy mà như một lời khuyên.

Hay như bố mẹ nói chuyện với con cái, khi con gặp lỗi sai, bố mẹ cứ lao vào trách móc: “Sao con làm thế này? Con có biết làm thế này là tệ lắm không? Phải nghĩ trước khi làm chứ?”. Vấn đề gì được giải quyết sau lời trách móc đó? Con sẽ nhận ra điều mình làm chưa đúng? Hay từ đó con sẽ rút kinh nghiệm không làm như vậy nữa? Không là gì trong số ấy. Mà chỉ có một đứa trẻ luôn tự trách móc bản thân và thấy mình kém tắm. Vậy là, vấn đề chính chưa được giải quyết thì hệ lụy từ cách giải quyết thiếu hợp lý đã làm nảy sinh vấn đề mới nghiêm trọng hơn.

Trong quan hệ quốc tế hiện đại, mối quan hệ được đề cao hướng đến là mối quan hệ “win – win” – đôi bên đều thu hoạch. Lối ứng xử hợp lý, cách giao tiếp thấu hiểu khiến mỗi bên tham gia đều cảm thấy dễ chịu.

Nhớ có lần, phụ huynh của một bé đến đón con. Chị cũng là người Việt. Bước vào lớp, bế con lên, nhìn thấy mình chị hất hàm hỏi bằng tiếng Việt: “Ỉa! Đái!”. Vừa nói, chị vừa hướng mắt nhìn vào bảng theo dõi tình hình các cháu mình đang cầm trên tay. Ý chị là tình hình ị, tè của con chị hôm đó thế nào. 

Từ hành vi xối xả trách lỗi con đến giật váy túm tóc bồ gây sốt: Ứng xử là bài học lớn, ai cũng cần học suốt đời! - Ảnh 2.
 

Một đứa trẻ lớn lên từ mỗi ánh mắt, câu nói, hành động mà nó thu nạp được trong cuộc sống. Và mình không rõ, rồi em bé đó sẽ lớn lên ra sao, nếu luôn phải chứng kiến mẹ cư xử và giao tiếp với cô giáo của con và những người cạnh con như vậy.

Như hôm qua, clip đánh ghen tung lên, người bực bội với anh chồng, người dồn thương cảm cho chị vợ, người hả hê vì cô nhân tình bị đánh, mình chỉ thấy cảnh tượng í man rợ. Tiến lên được cùng với nhịp vận động của thế giới mới khó, đánh tụt mình quay lại thời kỳ nguyên thủy, cởi phăng áo, phăng quần là xong.

Suy cho cùng chỉ để hả hê: bố mẹ xối xả bóc lỗi con để hả cơn giận, sếp mắng nhân viên để xả bức xúc, vợ đánh bồ của chồng để giải tỏa tủi thân và ra thế thượng phong. Mà hả hê xong thì được gì? Tất cả đều là người thất thu.

Thế mới thấy, phông ứng xử quan trọng đến thế nào! Học ứng xử là bài học lớn, cần học suốt đời.

Vài nét về tác giả:

Hot mom Đoàn Phạm Hà Trang, hiện là giáo viên mầm non sống tại Sydney. Cô là mẹ của 2 bé trai Subi và Subo.

Hà Trang được biết đến với nhiều bài viết hay chia sẻ về các phương pháp nuôi dạy con hữu ích.

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tu-hanh-vi-xoi-xa-trach-loi-con-den-giat-vay-tum-toc-bo-gay-sot-ung-xu-la-bai-hoc-lon-ai-cung-can-hoc-suot-doi-162201609220135986.htm

 

 

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang