Theo thống kê, phần lớn những gia đình "danh gia vọng tộc" trong lịch sử đều phá sản ở đời thứ 2, và việc duy trì được tới đời thứ 3 là điều gần như không thể. Cũng bởi vậy mà dân gia mới có câu "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Tuy nhiên câu nói này không đúng với mọi trường học.
Tại Mỹ, trải qua hơn 100 năm, gia tộc Rockefeller đã giàu tới 6 đời. Bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, gia tộc này vẫn duy trì khối tài sản kếch xù với hơn 11 tỷ USD vào năm 2019. Được biết, người đầu tiên mang lại vinh quang, tiền tài cho gia tộc chính là ông John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) - trùm kinh doanh và nhà từ thiện, người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Ông John Davison Rockefeller Sr. chính là người sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy - tập đoàn Standard Oil và có biệt danh là "Vua dầu mỏ". Năm 1916, khối tài sản của Rockefeller Sr. chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD.
Ngoài tài năng kinh doanh nhạy bén, ông Rockefeller còn được hậu thế ngưỡng mộ bởi cách nuôi dạy con tuyệt vời. Những lời dặn dò của ông đến con cháu đều thể hiện tầm nhìn, trí tuệ vượt bậc, qua đó giúp thế hệ sau nối dài vinh quang, sự hưng vượng của gia tộc.
Trong suốt cuộc đời mình, "Vua dầu mỏ" đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Ở trong bức thư nọ, ông dặn con một điều khiến nhiều người kinh ngạc:
"Một người càng thông minh, càng phải biết cách giả vờ ngu ngốc"
"Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh" - Rockefeller viết thư trong dạy con. "Vua dầu mỏ" cũng kể lại câu chuyện thời trẻ của mình.
Ngày nọ, khi Rockefeller đang đi trên đường thì bị một nhân viên ngân hàng chặn lại, hỏi ông có muốn vay 15.000 USD (344 triệu đồng) không. Thật tình cờ là lúc ấy, Rockefeller cũng đang cần huy động một khoản tiền. Tuy nhiên ông không tỏ ra vồn vã mà bình tĩnh nói với nhân viên ngân hàng rằng mình cần thêm thời gian suy nghĩ. Cuối cùng, Rockefeller ký được hợp đồng vay tiền với nhiều điều khoản có lợi.
Rõ ràng việc Rockefeller giả vờ ngốc nghếch, phải suy nghĩ thêm về khoản tiền vay đã khiến nhân viên ngân hàng thả lỏng cảnh giác. Cũng vì vậy mà ông được lợi hơn khi đàm phán. Nói về điều này, vị tỷ phú giàu nhất trong lịch sử hiện đại viết:
"So với phô bày trí thông minh, giả ngu ngốc có rất nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó bạn tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc".
Nói thêm về lý do người khôn ngoan nên học cách che giấu trí thông minh của mình, Rockefeller giải thích cho con: Bản chất con người là điều khó lường nhất. Có những kẻ chỉ cần thấy người khác tài giỏi, sống tốt hơn mình thì liền nảy sinh lòng đố kỵ, bày mưu hãm hại. Vậy nên không phô trương sự thông minh là tốt nhất. Càng phô trương, càng dễ thu hút rắc rối, sóng gió. Con sẽ bị cạnh tranh gay gắt, tiêu cực hơn.
Càng biết cách giả ngu ngốc, càng nhận được nhiều lợi ích. Thực tế những người thông minh thực sự đều đang âm thầm cải thiện bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, thay vì khoe khoang về bản thân.
Theo afamily.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.