Vào mùa đông nếu mẹ cho trẻ ăn 7 loại quả này thì con sẽ luôn khỏe mạnh và không bao giờ ốm vặt

Giai đoạn thời tiết chuyển mùa, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên tăng cường cho bé ăn những loại quả sau để giúp tăng sức đề kháng, trẻ ngày càng nhanh nhẹn, khỏe mạnh.

Dưới đây là 7 loại trái cây ăn trong mùa thu đông giúp trẻ bớt ốm vặt:

1. Quả lê

Các nhà khoa học và thầy thuốc gọi lê là "bác sĩ đa khoa", là vì một kết quả nghiên cứu: Những người ăn nhiều lê có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn nhiều so với những người ăn ít hoặc không ăn lê. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, đặc biệt vào đầu mùa thu, có thể khiến trẻ bị cảm lạnh. Ăn nhiều lê có thể cải thiện hệ hô hấp và chức năng phổi, đồng thời bảo vệ phổi khỏi bụi trong không khí.

Đầu thu, mẹ cứ cho con ăn 8 loại quả này, con khỏe mạnh, không ốm vặt - Ảnh 1.

Quả lê được gọi là "bác sĩ đa khoa" bởi tác dụng của nó rất tốt đối với sức khỏe (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, lượng nước dồi dào trong lê có thể làm dịu chứng khô da, thanh nhiệt và giải độc, thúc đẩy cơ thể tiết dịch và dưỡng ẩm cho da, thông tim và giảm hỏa. Đây là một lý do chính khiến hầu hết các bà mẹ muốn con mình ăn lê suốt cả năm.

Ngoài ra, trang web của MSN cũng chỉ ra: Chế độ ăn giàu chất xơ trong lê có thể giúp mọi người giảm mức cholesterol và giúp giảm cân. Vì vậy, ăn lê thường xuyên vào mùa thu đông cũng có thể ngăn chặn cơn thèm ăn của trẻ, khiến trẻ không bị béo phì.

Ăn lê như thế nào?

Ăn sống giúp giải nhiệt: Do lê có tính lạnh nên lê có tác dụng thanh nhiệt, giảm hỏa khi ăn sống hoặc khi ép lấy nước, đồng thời có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như ho khan, khát nước.

Ăn chín, làm ẩm phổi: Hầm lê thành súp, hoặc hấp cách thủy có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho.

2. Quả nho

Nhiều trẻ em rất dễ buồn ngủ vào mùa thu đông, trong nho có đường gluco, axit hữu cơ, axit amin, vitamin, ... có thể kích thích thần kinh não bộ, khiến trẻ hưng phấn, từ đó giải tỏa cơn buồn ngủ và mệt mỏi. Ăn nho không dễ tăng cân, mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn khoảng chục quả nho đen hoặc nho xanh tươi, hoặc nước ép nho.

Ăn nho như thế nào?

Ăn sống: Rửa sạch nho, cho vào nước có bột năng, ngâm vài phút, loại bỏ sương muối trên nho, sau đó rửa sạch với nước.

Nước ép nho: Toàn bộ nho được cho vào máy ép trái cây. Chất resveratrol trong vỏ nho và proanthocyanidins trong hạt nho không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn cải thiện khả năng miễn dịch và thậm chí ngăn ngừa ung thư.

3. Quả chuối

Đầu thu, mẹ cứ cho con ăn 8 loại quả này, con khỏe mạnh, không ốm vặt - Ảnh 2.

Chuối được gọi là "trái cây của trí tuệ" nhờ chuối có chứa phốt pho - "muối của trí tuệ" (Ảnh minh họa).

Chuối được gọi là "trái cây của trí tuệ". Với thành phần giàu protein và vitamin nên nó trở thành loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, chuối cũng chứa axit pantothenic "hormone hạnh phúc" của cơ thể con người, có thể giúp trẻ vui vẻ.

Ăn chuối như thế nào?

Ăn sống: Trung bình mỗi quả chuối chứa 89 calo, vì vậy, các bé hay đói vào buổi trưa có thể chọn cách ăn chuối để giải tỏa cơn đói và bổ sung năng lượng kịp thời.

Sữa chuối: nửa quả chuối + một chai sữa nguyên chất, cho vào máy xay sinh tố, xay khoảng 1 phút. Trẻ đã có cốc sinh tố chuối rất bổ dưỡng.

4. Quả kiwi

Trong quả kiwi ngoài chứa các vitamin C, A, E, kali, magie thường thấy trong trái cây còn có các chất dinh dưỡng quý hiếm: axit folic, caroten, canxi, progesterone, axit amin,… Kiên trì ăn một trái kiwi mỗi ngày để giúp bổ sung nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ. Ngoài ra, trái kiwi rất giàu chất xơ, có tác dụng dưỡng ẩm và nhuận tràng. Tuy nhiên, quả kiwi có tính mát, nếu ăn nhiều có thể bị tiêu chảy, đau bụng, do đó mỗi ngày ăn một quả là thích hợp.

Ăn kiwi như thế nào?

Ăn sống: Phải mất vài ngày để trái kiwi chín, bạn có thể đặt trái kiwi và chuối lại với nhau và bọc kín. Chuối sẽ thải ra chất làm chín tự nhiên "ethylene", có thể thúc đẩy trái kiwi trở nên mềm và ngọt.

Nước ép: Trái kiwi có thể được ép với nhiều loại trái cây khác nhau, táo, lê, nho,… đều rất ngon và tốt cho sức khỏe.

5. Quả quất

Đầu thu, mẹ cứ cho con ăn 8 loại quả này, con khỏe mạnh, không ốm vặt - Ảnh 3.
 

Vào mùa thu đông hanh khô, đối với trẻ em thỉnh thoảng bị ho khan, ăn quất có thể giúp giảm các triệu chứng ho. Vào thời điểm giao mùa, hầu hết khả năng miễn dịch của trẻ đều suy giảm, mỗi ngày ăn vài quả quất có thể bổ sung dưỡng chất hiệu quả, nâng cao sức đề kháng bệnh tật, bồi bổ cơ thể, phòng chống cảm lạnh.

Ăn quất như thế nào?

Ăn sống: Lột bỏ vỏ và ăn, lưu ý không ăn quá 3 miếng một ngày.

Nấu chín: Vắt quất vào cốc nước ấm, thêm mật ong có thể làm dịu cơn đau họng, ho và các triệu chứng khác của trẻ.

6. Quả chanh

Chanh rất giàu vitamin C, vitamin C có thể cải thiện khả năng miễn dịch của con người và ngăn ngừa cảm lạnh, là loại quả thích hợp nhất cho những ngày giao mùa. Ngoài ra, nếu trẻ thực sự bị cảm thì cũng có thể cho trẻ uống nước chanh trong giai đoạn đầu bị cảm. Đảm bảo tiêu thụ ít nhất 800ml nước chanh mỗi ngày, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi có thể thuyên giảm ở một mức độ nhất định.

Ăn chanh như thế nào?

Nước chanh: Một ly nước chanh trước bữa ăn có thể giúp trẻ ngon miệng; một ly nước chanh sau bữa ăn có thể giúp tiêu hóa.

Chanh mật ong: Chanh cắt lát cho vào một chai sạch, cứ một lát chanh múc một thìa mật ong, cứ làm thứ tự đến khi đầy chai, sau đó đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau 2 ngày, trộn đều chanh và mật ong, mỗi lần sử dụng cho thêm lượng vừa đủ nước sôi để nguội pha lẫn và uống. 

7. Quả táo

Đầu thu, mẹ cứ cho con ăn 8 loại quả này, con khỏe mạnh, không ốm vặt - Ảnh 4.

Táo có vai trò bảo vệ răng miệng (Ảnh minh họa).

Táo rất giàu kẽm, kẽm có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, đồng thời cũng là nguyên tố không thể thiếu cấu thành nên axit nucleic và protein liên quan đến trí nhớ, do đó, ăn nhiều táo có thể tăng cường trí nhớ và tăng cường trí não. Ngoài ra, ăn táo còn có thể ngăn ngừa sâu răng và viêm nha chu. Theo nghiên cứu, nếu ăn một quả táo trong vòng 15 phút, các axit hữu cơ và trái cây trong nó có thể tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, điều này có vai trò bảo vệ răng.

Ăn táo như thế nào?

Ăn sống: Chú ý không ăn lõi táo bởi nó chứa một lượng nhỏ axit hydrocyanic, nếu trẻ thường xuyên gặm lõi táo có thể bị chóng mặt.

Hấp: Hấp táo có thể giúp giảm tiêu chảy và giải độc, cắt nhỏ cả vỏ rồi cho vào bát hấp trong 5 phút.

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang