Hiểu đúng về hiệu ứng Cinderella
Trong bài viết "Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm giải mã loạt hành vi tàn nhẫn của 'dì ghẻ': Đây chính là điển hình của hiệu ứng Cinderella" đã giải thích "hiệu ứng Cinderella" được tâm lý học tội phạm đặt tên cho hiện tượng người mẹ kế/cha dượng hành hạ con riêng của đối tác dưới sự phớt lờ hoặc bao che của cha mẹ ruột đứa trẻ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hiệu hiệu ứng Cinderella có được sử dụng để giảm tội, đổ lỗi cho vấn đề tâm lý/tâm thần hoặc giảm án cho những cha dượng, mẹ kế nhẫn tâm ra tay hành hạ cháu bé hay không?
Trước vấn đề trên, Lê Bảo Ngọc - Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm từ Công ty luật Multi Law giải thích, hiệu ứng Cinderella không phải là một căn bệnh tâm lý hay tâm thần, không được sử dụng để bao biện cho hành vi phạm tội.
Trong vụ án cháu V.A., "dì ghẻ" là tội phạm trong một môi trường phạm tội thuận lợi do cha ruột tạo ra
Hiệu ứng này được sử dụng để giải thích nguyên nhân và cơ chế của tội phạm, cũng như xác định vai trò của những người có liên quan trong vụ án hành hạ trẻ em.
Thực chất, đây là lý thuyết về tội phạm và môi trường phạm tội, đồng thời chứng minh rằng hành hạ con riêng là hành vi cố ý chứ không phải vô ý (nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng). Chẳng ai bắt ép bố mẹ kế hành hạ trẻ em cả, đó là do họ tự mình cố ý lựa chọn thực hiện hành vi nên không gì có thể bao biện được.
Trong vụ án bé V.A bị "mẹ kế" hành hạ ở TP. Hồ Chí Minh, người "mẹ kế" là tội phạm, cháu bé là nạn nhân trong một môi trường phạm tội thuận lợi do cha ruột tạo ra.
Do đó, ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Võ Nguyễn Quỳnh Trang là người trực tiếp ra tay hành hạ bé A., thì cần điều tra và xác minh rõ trách nhiệm của anh Th. (bố đẻ của cháu A.).
Trong tư pháp quốc tế, hiệu ứng Cindrella thường được sử dụng để chỉ ra trách nhiệm của cha mẹ ruột trong những vụ án con riêng bị mẹ kế/cha dượng bạo hành, nhằm xét xử đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm.
Tâm lý học tội phạm không bao giờ được sử dụng để bao che cho tội phạm, mà ý nghĩa của chuyên ngành này là môn khoa học về phòng chống tội phạm, với mục tiêu vạch trần - trừng phạt - cải tạo tội phạm.
Hiệu ứng Cinderella chỉ ra tội của kẻ bảo hành và tiếp tay
Tại ĐH cảnh sát Giang Tô (Trung QUốc), một trong những vụ án điển hình về vai trò của hiệu ứng Cinderella cũng được đưa vào giảng dạy trong chương trình Chống bạo lực gia đình, nội dung của vụ án này rất giống với vụ án bé V.A
Theo đó, vào tháng 4/2020, tại TP. Giai Mộc Tư (tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) có một bé gái 4 tuổi bị mẹ kế hành hạ dã man. Khi nhập viện, em bé có nhiều vết bỏng chằng chịt trên cơ thể, vết thương lớn trên trán, mặt rách sâu, thậm chí môi của em còn bị cắt nham nhở.
Bé nhanh chóng được đưa vào cấp cứu bởi đang bị xuất huyết não do chấn thương, tình trạng vô cùng nguy kịch. Các bác sĩ nghi ngờ đây là một vụ bạo hành trẻ em và nhanh chóng báo cảnh sát.
Em bé này có hoàn cảnh rất éo le. Cha mẹ ly hôn, bé sống cùng người cha ruột 28 tuổi là chủ một phòng tập Taekwondo và mẹ kế 30 tuổi.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với nghi phạm Võ Nguyễn Quỳnh Trang
Ban đầu, người cha và mẹ kế giải thích: "Các vết thương trên cơ thể là do đứa bé này có vấn đề tâm thần nên tự làm hại bản thân. Chấn thương sọ não ngày hôm nay là do nó nghịch ngợm nhảy từ trên cao xuống ngã đập đầu".
Sau một hồi quanh co chối tội, mẹ kế đã phải thú nhận với cảnh sát rằng bà ta thường xuyên đánh đập, hành hạ cháu bé bằng cách dùng tay đấm, vụt bằng dây điện, tạt nước sôi…
Buổi sáng hôm ấy, khi cô ta liên tục đập đầu đứa trẻ vào khung cửa phòng tắm, đứa trẻ đã ngã gục xuống, trợn mắt và co giật. Người mẹ kế thấy đứa trẻ trong tình trạng nguy kịch nên đã gọi điện cho chồng về, không sơ cứu được nên họ buộc phải đưa bé đến bệnh viện.
Cha của bé gái nói với cảnh sát: "Tôi không hề biết rằng con mình bị đánh đập. Tôi rất bận, đi vắng suốt cả ngày, tôi kiếm tiền nuôi cả gia đình đấy. Đứa bé là con tôi, làm sao tôi có thể ra tay với máu mủ ruột thịt của mình? Mọi thứ là do cô ta gây ra, không liên quan gì đến tôi".
Thoạt đầu, cảnh sát địa phương đã định thả tự do cho người đàn ông này. Thế nhưng các chuyên gia tâm lý học tội phạm đã xuất hiện và đưa ra nhận định: "Vụ việc này là điển hình của hiệu ứng Cinderella, người mẹ kế/cha dượng hành hạ con riêng dưới sự phớt lờ hoặc bao che của cha mẹ ruột đứa trẻ. Không chỉ người mẹ kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, người cha này cũng phải bị điều tra và chịu trách nhiệm của mình".
Do đó, cả người cha ruột và mẹ kế trong vụ án này đều bị bắt giam để xét xử, sau khi ra viện em bé đã được giao cho mẹ ruột nuôi dưỡng. Qua đây ta có thể thấy tác dụng của Hiệu ứng Cinderella trong phân tích tâm lý hành vi, góp phần tránh bỏ lọt tội phạm.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/vu-di-ghe-bao-hanh-be-8-tuoi-hieu-dung-hieu-ung-cinderella-khong-phai-benh-tam-ly-khong-dung-de-bao-bien-cho-hanh-vi-pham-toi-161213012201628531.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.