Vụ sản phụ nhảy lầu vì không được mổ đẻ: Lời khai mâu thuẫn, kế hoạch trấn an dư luận và sự tránh né trách nhiệm đến tận 3 năm sau

Sau 3 năm phía bệnh viện và nhà chồng vẫn trốn tránh trách nhiệm thi hành án.

Trang ETToday đưa tin ngày 13/5, 3 năm trước, một phụ nữ trẻ đang mang thai vì quá đau đớn nên đã quỳ xuống yêu cầu sinh mổ nhưng đã bị gia đình chồng từ chối.
Vào thời điểm đó, nữ y tá Lưu Lệ là một trong những người phải chịu trách nhiệm sự việc này đã bị bệnh viện sa thải.
Lưu Lệ không chấp nhận quyết định này nên đã kiện bệnh viện nhưng đến hiện tại, các bên liên quan vẫn chưa có hành động gì nữa.
Theo đó, sự việc diễn ra tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây. Ngày 30/8/2017, một phụ nữ họ Mã mang thai con đầu lòng đã nhập viện để chuẩn bị sinh.
Vào thời điểm đó, bệnh viện đã nhiều lần đề nghị mổ lấy thai nhưng gia đình chồng sản phụ từ chối.
Trong cơn đau chuyển dạ, cô Mã đã 2 lần quỳ xuống đề nghị gia đình chồng cho phép mổ lấy con nhưng cả 2 lần đều bị họ từ chối.
Cuối cùng, vừa đau đớn vừa phẫn uất, cô đã nhảy từ cửa sổ phòng mổ ở tầng 5 bệnh viện. Sản phụ tử vong tại chỗ.
Vụ sản phụ nhảy lầu vì không được mổ đẻ: Lời khai mâu thuẫn, kế hoạch trấn an dư luận và sự tránh né trách nhiệm đến tận 3 năm sau - Ảnh 1.
Camera giám sát ghi lại cảnh sản phụ 20 tuổi quỳ xuống xin được mổ lấy con lần đầu.
Vụ sản phụ nhảy lầu vì không được mổ đẻ: Lời khai mâu thuẫn, kế hoạch trấn an dư luận và sự tránh né trách nhiệm đến tận 3 năm sau - Ảnh 2.
Sản phụ quỳ xuống xin được mổ lấy con lần thứ 2.
Vụ sản phụ nhảy lầu vì không được mổ đẻ: Lời khai mâu thuẫn, kế hoạch trấn an dư luận và sự tránh né trách nhiệm đến tận 3 năm sau - Ảnh 3.

Cửa sổ tầng 5 nơi sản phụ họ Mã nhảy xuống.
Điều bất ngờ nhất là lúc này, chồng của sản phụ đã mất tuyên bố rằng mình đã đồng ý yêu cầu sinh mổ của vợ nhưng các bác sĩ lại nói không cần thiết.
Trước khi sản phụ họ Mã nhảy lầu, đã có 3 lần ghi chép hồ sơ bệnh án và trong 3 bản này đều ghi nhận các thành viên gia đình đã từ chối yêu cầu mổ.
2 bản ghi chép đầu do nữ y tá Trương Phàm ghi lại, bản cuối cùng là của Lưu Lệ.
Sự việc diễn ra đúng lúc Lưu Lệ đẩy cửa vào phòng chờ sinh. Thấy sản phụ sắp nhảy khỏi cửa sổ, Lưu Lệ vội chạy đến nhưng chỉ kịp nắm lấy một góc váy.
Ký ức này ám ảnh cô đến hiện tại. Sau đó, Lưu Lệ bị xác định là một trong những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho vụ việc. Ngày 4/12/2017, phía bệnh viện quyết định sa thải các nhân viên có liên đến sự việc trên, trong đó có Lưu Lệ.
Đó là một kế hoạch trấn an dư luận của bệnh viện. Đầu tiên, Lưu Lệ sẽ bị cách chức, sau đó sẽ được bệnh viện đưa đi tu nghiệp trong nửa năm.
Cuối cùng, cô sẽ vào làm ở một phòng khám phụ sản nhờ "thư giới thiệu" của bệnh viện. Nhưng, khi Lưu Lệ đã nghỉ việc, bệnh viện hoàn toàn quay lưng lại với cô.
Lưu Lệ quyết định kiện bệnh viện. Tháng 3/2019, bản án đầu tiên yêu cầu phía bệnh viện phải sắp xếp cho Lưu Lệ đi làm và đối xử bình đẳng như các nhân viên khác.
Tòa án cũng cho rằng, hình thức kỷ luật của bệnh viện không hợp lý: Trong khi các nhân viên có liên quan khác chỉ bị cảnh cáo thì Lưu Lệ bị đuổi việc.
Đối với bản án này, phía bệnh viện đã không kháng cáo nhưng 1 năm sau, Lưu Lệ vẫn chưa thể vào làm. Ngày 8/5/2020, Ủy ban Y tế thành phố Ngọc Lâm kêu gọi bệnh viện tích cực thực hiện bản án.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của sản phụ kia và tất nhiên không ai bị trừng phạt.

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang