WB công bố kết quả khảo sát tác động của đại dịch COVID-19 lên 4.000 hộ gia đình tại Việt Nam

Tại 6 vùng khảo sát ở Việt Nam, mức giảm thu nhập dao động từ 29% ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến 38% ở vùng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã thực hiện khảo sát đánh giá tác động của COVID-19 đến các hộ gia đình tại Việt Nam, đặc biệt các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Khảo sát này tập trung vào các khía cạnh: thu nhập hộ gia đình, tình trạng việc làm và tiếp cận trợ giúp từ chính phủ.

Trong đợt khảo sát lần 2, WB đã thực hiện phỏng vấn qua điện thoại với gần 4.000 hộ gia đình trên toàn quốc từ ngày 27/7 đến 12/8 – thời điểm bắt đầu làn sóng COVID-19 thứ 2.

Để theo dõi các tác động về mặt kinh tế và xã hội đối với hộ gia đình trong đại dịch, Ngân hàng Thế giới đã thiết kế và thực hiện Khảo sát tần suất cao qua điện thoại đối với hộ gia đình Việt Nam về tác động của COVID-19.

Số liệu giám sát sẽ thể hiện rõ hơn điều kiện sống của các hộ gia đình trong giai đoạn có nhiều biến động này, đồng thời tập trung vào tác động của đại dịch đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất tại Việt Nam.

Báo cáo này trình bày tổng quan kết quả vòng khảo sát thứ 2 trong tổng số năm vòng khảo sát. Quá trình khảo sát thực địa vòng 2 được thực hiện từ ngày 27/7 đến ngày 12/8/2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt và Việt Nam gần như không còn xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, sau 99 ngày không phát hiện ca nhiễm COVID-19 mới, Đà Nẵng đã cách ly xã hội lần 2 sau khi phát hiện ca dương tính vào ngày 25 tháng 7 năm 2020.

Nếu như khảo sát vòng 1 của chuỗi khảo sát (vào tháng 6 đến tháng 7 năm 2020) được tiến hành sau lần cách ly xã hội đầu tiên, khảo sát vòng 2 được thực hiện ngay sau khi làn sóng COVID-19 lần 2 xuất hiện. Thời điểm điều tra thực địa được xem xét dựa trên các diễn biến mới của dịch.

Kinh tế có dấu hiệu phục hồi khi số lượng hộ gia đình bị giảm thu nhập đã giảm. Trong Vòng 1, gần 70% hộ gia đình cho biết thu nhập hộ gia đình giảm từ tháng 2 đến tháng 5/tháng 6. Trong Vòng 2, chưa đến một phần ba số hộ gia đình cho biết thu thập của họ giảm so với tháng liền kề trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ gia đình bị giảm thu nhập cao gấp đôi ở thành phố Đà Nẵng.

Giảm thu nhập có xu hướng tập trung vào cùng nhóm đối tượng. Các hộ gia đình bị giảm thu nhập trong Vòng 2 nhiều khả năng cũng đã bị giảm thu nhập trong Vòng 1. Điều này cho thấy một số nhóm dân số nhất định gặp khó khăn trong thời gian dài hơn và sẽ cần được hỗ trợ trọng tâm hơn.

Nguồn giảm thu nhập với phần lớn hộ gia đình là giảm thu thập từ tiền lương và tiền công, lớn gấp đôi so với số hộ bị giảm thu thập do mất việc làm.

Mặc dù mức thu nhập đang dần ổn định hơn với rất nhiều hộ gia đình, trên một nửa số hộ vẫn có mức thu nhập giảm trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ doanh nghiệp gia đình phải dừng hoạt động đã tăng lên, mặc dù phần lớn doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động.

Trong vòng 1, 95% doanh nghiệp gia đình vẫn hoạt động, trong khi con số này ở Vòng 2 là 90%.

Tỷ lệ số người tiếp nhận bảo trợ xã hội từ các chương trình cứu trợ COVID-19 vẫn còn thấp. Trong số những người nộp đơn đề nghị hỗ trợ, hộ nghèo, dân số nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số ít có khả năng nhận được phúc lợi từ các chương trình mới này.

Sau khi cả nước giãn cách xã hội lần 2, người dân vẫn khá thận trọng trong các hoạt động xã hội. Số lượng khách hàng đến các điểm kinh doanh bán lẻ và giải trí tăng chậm hơn sau làn sóng lây nhiễm thứ 2, cho thấy hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục đà phát triển chậm.

Trong khi các tác động về sức khỏe của đại dịch đã được kiểm soát hiệu quả, tác động tiêu cực về kinh tế ảnh hưởng lớn đến người lao động và các hộ gia đình. Gần một phần ba số hộ gia đình cho biết thu nhập của họ bị giảm trong tháng 7-8 so với tháng trước đó.

WB công bố kết quả khảo sát tác động của đại dịch COVID-19 lên 4.000 hộ gia đình tại Việt Nam - Ảnh 1.

Tại 6 vùng khảo sát ở Việt Nam, mức giảm thu nhập dao động từ 29% ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến 38% ở vùng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung. Tỷ lệ giảm thu nhập cũng tương đối đồng đều giữa các nhóm dân số thành thị và nông thôn cũng như các nhóm có mức giảm lớn nhất và nhỏ nhất. Trong khi tốc độ giảm thu nhập tương đối đồng đều giữa các nhóm dân số, mức thu nhập hộ gia đình tại một số địa phương có sự thay đổi lớn. Tại thành phố Đà Nẵng, khoảng 67% hộ gia đình có mức thu nhập hộ gia đình giảm so với tháng trước đó.

Một số hộ gia đình có mức giảm thu nhập hộ gia đình ở mức nhỏ. Trong số các hộ gia đình bị giảm thu nhập, khoảng 40% cho biết mức thu nhập hộ gia đình của họ giảm ít nhất 50% so với tháng trước đó.

 

Một số (1,3% tổng số hộ gia đình) cho biết họ bị mất thu nhập hoàn toàn. Các hộ nằm trong nhóm 40% thu nhập thấp hơn dường như có biên độ giảm thu nhập lớn hơn một chút so với những hộ nằm trong nhóm 60% thu nhập cao hơn. Những hộ có hoạt động kinh doanh quy mô gia đình hầu hết đều bị giảm thu nhập, trong khi những người được khảo sát làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc khu vực công lập ít bị giảm thu nhập nhất.

Các lý do dẫn đến mức thu nhập hộ gia đình giảm thể hiện sự khác biệt trong hoạt động kinh tế giữa các nhóm. Ví dụ, với các hộ gia đình thành thị, việc giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh hộ gia đình là lý do chính. Trong khi đó, tỷ lệ các hộ gia đình nông thôn bị gián đoạn trong hoạt động canh tác, dẫn đến thu nhập giảm, cao gấp 3 lần so với khu vực thành thị. Hầu hết các hộ gia đình có đa dạng các nguồn thu nhập khác nhau. Mức thu nhập từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp giảm, mức độ đầu tư ban đầu có thể bị ảnh hưởng - và dẫn đến gián đoạn trong hoạt động canh tác.

Các tín hiệu về giá thực phẩm cho thấy nông nghiệp là ngành không bị ảnh hưởng nhiều. Hộ gia đình là người dân tộc thiểu số và nằm trong nhóm 40% thu nhập thấp hơn dường như mất việc làm nhiều hơn; những hộ nghèo hơn thường không có việc làm ổn định và gần như chỉ làm các công việc phi chính thức.

Một phần tư số hộ dân tộc thiểu số có thu nhập tiền công từ hoạt động nông nghiệp trong khi thu nhập của một nửa số hộ đến từ lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, người nghèo và người dân tộc thiểu số đều bị giảm thu nhập và thường phải chấp nhận các công việc được trả lương thấp hơn trong tất cả các loại hình hoạt động. Mức thu nhập trung bình của các nhóm dân số này thường thấp hơn người Kinh trong các loại hình hoạt động. Ví dụ, thu nhập tiền công bình quân đầu người của người dân tộc thiểu số trong các hoạt động phi nông nghiệp năm 2018 thấp hơn một nửa so với nhóm dân tộc Kinh (Pimhidzai, Niu, 2020).\

WB công bố kết quả khảo sát tác động của đại dịch COVID-19 lên 4.000 hộ gia đình tại Việt Nam - Ảnh 3.

Các tác động tiêu cực về kinh tế dường như không ảnh hưởng đáng kể đối với các hộ gia đình mới, nhưng một số hộ gia đình vẫn tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế. Những hộ nghèo vẫn tiếp tục chịu tác động về kinh tế của đại dịch. Khoảng 4/10 hộ bị mất thu nhập trong Vòng 1 cũng bị giảm thu nhập trong Vòng 2. Với những hộ không bị giảm thu nhập trong Vòng 1, chỉ có 17% cho biết họ bị giảm thu nhập trong Vòng 2.

Một trong những kết quả tích cực so với Vòng 1 là số lượng hộ gia đình bị giảm thu nhập trong Vòng 2 đã thu hẹp lại. Trong Vòng 1 của chuỗi khảo sát này, khoảng 70% hộ gia đình đã bị giảm thu nhập từ tháng 2 đến tháng 5/tháng 6. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình bị giảm thu nhập tương đương, dựa trên các cuộc phỏng vấn vào giữa tháng 4.

Mặc dù số lượng hộ gia đình bị giảm thu nhập đã thu hẹp lại, điều kiện sống của trên nửa số hộ gia đình thấp hơn so với năm 2019. Trên một nửa số hộ gia đình đã báo cáo mức thu nhập giảm trong tháng trước đó so với cùng kỳ năm ngoái. Việc một số nhóm hộ gia đình vẫn có điều kiện sống thấp hơn cho thấy một số thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng lớn hơn trong bối cảnh đại dịch.

Các hộ kinh doanh gia đình gần như đều bị giảm thu nhập so với năm trước đó. Các hộ có hoạt động canh tác ít có khả năng bị giảm thu nhập. Trên phạm vi vùng và địa phương, khu vực Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung có tỷ lệ hộ gia đình bị giảm thu nhập cao hơn một chút so với năm trước, được cho là do ảnh hưởng bởi làn sóng lây nhiễm lần thứ 2; Đà Nẵng cũng là địa phương nằm trong khu vực này.

Link gốc: https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/the-gioi/wb-cong-bo-ket-qua-khao-sat-tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-len-4000-ho-gia-dinh-tai-viet-nam-3555727.html

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang