WHO công nhận đây là "chất gây ung thư hạng nhất" và ẩn náu trong nhiều loại thực phẩm mà nhiều người vẫn không nỡ vứt đi

Để tiết kiệm, hàng ngàn người trên thế giới vẫn coi những món ăn này như 'bảo bối', không nỡ vứt đi.

Vào năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện một cuộc khảo sát về gánh nặng ung thư trên toàn cầu và đã liệt kê ra một danh sách các chất gây ung thư.

Trong đó, WHO đã nhấn mạnh rằng các loại thực phẩm có nhiễm độc tố aflatoxin có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan.

Độc tố aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, sản sinh bởi 2 nấm mốc là Aspergillus flavus và A. parasiticus. Chúng có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận vì vậy WHO đã xếp aflatoxin vào nhóm gây ung thư số 1.

độc-tố-mycotoxin-trong-nấm-mốc.png

Độc tố aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, sản sinh bởi 2 nấm mốc là Aspergillus flavus và A. parasiticus.

Aflatoxin nghe tên thì có vẻ kỳ lạ nhưng thực tế chúng luôn xuất hiện xung quanh chúng ta, đặc biệt có mặt trong các loại thực phẩm bị mốc như bánh mì, hoa quả, ngũ cốc bị mốc... Trong đó, aflatoxin tồn tại trong ngô, đậu phộng mốc... là nhiều nhất. 

Tuy nhiên vì thói quen tiết kiệm nên hàng ngàn người trên thế giới vẫn coi đồ mốc như "không có gì", không nỡ vứt đi mà còn cố gắng loại bỏ phần mốc để sử dụng phần lành. Tuy nhiên, WHO khuyến cáo cần từ bỏ thói quen này bởi nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm.

mot-gia-dinh-7-nguoi-tu-vong-2-nguoi-nguy-kich-vi-chat-kich-doc-co-trong-mon-an-nay-7-1602735466-743-width640height480.jpg

Aflatoxin tồn tại trong ngô, đậu phộng mốc... là nhiều nhất.

Aflatoxin có thể gây ung thư gan, vậy triệu chứng của ung thư gan là gì?

Trong thời gian bệnh ung thư gan khởi phát, trong cơ thể sẽ xuất hiện nhiều bất thường nhưng hầu hầu hết mọi người đều bỏ qua, chính vì vậy bệnh thường được tìm thấy ở giai đoạn cuối. Ngoài aflatoxin thì một người cũng có thể mắc ung thư gan vì sử dụng nhiều rượu bia, mắc bệnh xơ gan, dùng thuốc tránh thai kéo dài... 

Các triệu chứng của ung thư gan như sau:

Triệu chứng 1: Đau bụng ở vùng gan

Vùng gan nằm ở phần bụng trên bên phải, sau khi gan bị tổn thương nặng bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở vùng bụng này. Nếu thường xuyên bị đau kèm cảm giác nặng bụng trên thì nên đi khám sớm. 

Triệu chứng 2: Thường xuyên mệt mỏi

Các triệu chứng mệt mỏi cũng thường gặp ở những bệnh nhân mắc ung thư gan, chủ yếu là do bệnh nhân bị giảm hàm lượng cholinesterase trong cơ thể, lúc này cơ thể sẽ cảm thấy các triệu chứng mệt mỏi, yếu ớt.

Thông thường, nếu bị mệt mỏi do làm việc quá sức thì chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ hồi sức. Nhưng nếu bạn đã ngủ đủ giấc, ăn uống đủ dinh dưỡng mà cơ thể vẫn bị mất sức thì nên nghĩ đến việc đi thăm khám bác sĩ.

gan1-nb2_alvq.jpg

Ung thư gan sẽ có triệu chứng như vàng da vàng mắt, đau bụng...

Triệu chứng 3: Tiêu chảy thường xuyên

Gao Xiaoyan, bác sĩ điều trị tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Trung ương Cát Lâm từng chỉ ra: Sau khi mắc bệnh gan, khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột sẽ giảm, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc giảm lượng mật trong cơ thể.

Nhiều người nghĩ tiêu chảy là vấn đề của đường tiêu hóa nên không chú ý đến gan, thực tế mật là một loại chất lỏng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, nhưng nếu không có thành phần này sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, tiêu chảy thường xuyên.

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư gan còn có các dấu hiệu như vàng da và mắt, phân bạc màu, tiểu vàng sậm, sốt nhiều ngày, có khối u ở vùng bụng trên, đầy bụng chán ăn...

Những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe lá gan, phòng ngừa ung thư gan

Những thói quen sinh hoạt tốt có rất nhiều lợi ích đối với gan, giúp cơ thể con người đào thải chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan.

- Uống trà

Uống trà thường xuyên có thể bổ sung nước kịp thời, làm loãng các chất độc, rác tồn đọng trong máu và giảm áp lực cho gan. Trong đó, trà hoa cúc có chứa nhiều choline, flavonoid, selen, có tác dụng đáng kể đối với gan.

- Ăn nhiều rau hơn

Rau chứa nhiều loại vitamin, ăn thường xuyên có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp đào thải chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể, bảo vệ sức khỏe của gan. Các loại rau có lợi cho gan bao gồm cà chua, cần tây, dưa chuột, đậu xanh…

raumuongtop.jpg
 

- Nghỉ ngơi đúng giờ

Nghỉ ngơi đúng giờ có thể có lợi cho sức khỏe của gan, vì gan là cơ quan trao đổi chất, nghỉ ngơi đúng giờ có thể làm giảm sự tích tụ "rác" và chất độc trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của con người và giảm nguy cơ mắc bệnh gan.

Thời gian nghỉ ngơi của cơ thể người bình thường là từ 10h tối đến 7h sáng, thức khuya thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất của gan bởi càng thức muộn sẽ càng làm tiêu hao một lượng lớn máu gan trong gan, lâu dần gan dễ sinh bệnh.

- Tập thể dục

Tuân thủ các bài tập thể dục thể thao phù hợp để có hiệu quả nâng cao vóc dáng và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên đảm bảo tập thể dục ít nhất nửa giờ mỗi ngày và tiếp tục tập thể dục 5 ngày một tuần.

(Nguồn: Sohu, WHO)

 

 

Theo afamily.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang