Vậy để xây dựng một mối quan hệ tốt với giáo viên của con bạn, bạn cần phải làm những gì?
1. Đừng bao giờ bỏ lỡ bất kì cuộc gặp mặt hay họp đầu năm học với giáo viên.
Đây là cách tốt nhất để bạn và con bạn cùng làm quen với cô giáo và trường học. Đây chính là sự khởi đầu cho mối quan hệ của bạn với giáo viên và hãy cố gắng tạo được ấn tượng thật tốt nhé vì đó là người mà con bạn sẽ gắn bó một thời gian dài. Nó cũng giống như việc bạn đi gặp một ai đó và trong lần đầu bạn cũng cần cố gắng tạo được ấn tượng tốt với người đối diện.
2. Đọc tất cả một cách chi tiết các thông báo mà giáo viên của con bạn gửi về.
Vào đầu năm học, giáo viên sẽ gửi con bạn mang về rất nhiều tài liệu, nào là nội quy học tập, nội quy của trường, nội quy của lớp, dặn dò, hướng dẫn con bạn cách học, cách sắp xếp bài vở... Hãy luôn đọc thật kỹ để phối hợp thật tốt với giáo viên trong việc chăm lo, dạy dỗ con cái bạn. Bạn cũng có thể gọi điện cho giáo viên để cùng trao đổi về những tài liệu đó, đây cũng là cách để tạo được ấn tượng tốt với giáo viên của con bạn.
|
3. Các cuộc họp trong năm hoặc một số buổi gặp gỡ với giáo viên cũng là điều bạn nên làm
Thỉnh thoảng bạn cũng cần đến lớp của con hoặc thông qua các buổi họp trong năm để thảo luận, trao đổi với giáo viên về sự tiến bộ, tình hình học tập của con bạn. Trước khi đi, bạn hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để không bị bỏ sót chi tiết nào liên quan đến việc học tập của con bạn. Việc bạn năng hỏi giáo viên về tình hình trên lớp của con không những chỉ giúp ích về mặt thông tin mà còn có tác dụng tạo được sự ấn tượng với cô giáo của con bạn vì khi bạn hỏi, giáo viên sẽ có cảm giác công việc của mình cũng quan trọng và những gì họ làm luôn được đánh giá cao. Khi họ cảm thấy họ có giá trị, sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi tạo mối quan hệ tốt với giáo viên.
4. Tình nguyện tham gia vào các hoạt động trên lớp của con
Khi giáo viên cần phụ huynh hỗ trợ gì cho hoạt động của lớp bạn hãy xung phong tham gia ngay nhé, chẳng hạn như tham gia Ban phụ huynh, hoặc nếu bạn không có thời gian thì bạn có thể hỗ trợ lớp một vài việc nhỏ khi cần ví dụ như in ấn hay ủng hộ lớp về vật chất chẳng hạn. Sự sẵn lòng chung tay cùng giáo viên rất quan trọng vì giáo viên sẽ cảm thấy được trân trọng và thấy công việc của mình đang làm là có giá trị và chắc chắn sẽ là một yếu tố đển giáo viên quan tâm đến con bạn hơn.
5. Giải quyết các vấn đề phát sinh
Tất nhiên trong quá trình học, cũng có những sự việc phát sinh ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và giáo viên. Chẳng hạn như có những lúc con bạn cũng sẽ bị cô giáo phạt hoặc bị bạn bắt nạt nhưng giáo viên chưa xử lý thỏa đáng. Những lúc như vậy, bạn thường có khuynh hướng bảo vệ con mình ngay lập tức mà không tìm hiểu các mặt của câu chuyện. Những lúc như vậy, bạn nên gọi điện cho giáo viên và hẹn gặp giáo viên, sau đó bạn hãy trình bày sự việc, lắng nghe giáo viên của con bạn chia sẻ về sự việc, điều này thể hiện sự tôn trọng với giáo viên.
Con của bạn sẽ cảm thấy tự hào về sự tham gia của bạn, ảnh hưởng tích cực khi chúng nhìn thấy cha mẹ và giáo viên của chúng làm việc cùng nhau vì lợi ích của chúng.
Theo sohuutritue.net.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.