11 bất công của phụ nữ Ả Rập Xê Út

(lamchame.vn)- Ả Rập Xê Út là một trong những quốc gia có tình trạng bất bình đẳng giới gay gắt với những luật lệ hà khắc đè nén lên những người phụ nữ. Phái đẹp Việt Nam hẳn thấy hạnh phúc khi biết chị em họ ở đất nước Hồi giáo này chịu 11 bất công sau đây:

Theo báo cáo của Gender Gap, Ả Rập Xê Út nằm ở vị trí thứ 129 trên tổng số 134 quốc gia đề cao sự bình đẳng giới. Đây là đất nước nổi tiếng với việc có rất nhiều luật lệ giới hạn dành cho phụ nữ. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn, thay vì đứng lên đấu tranh đòi quyền bình đẳng như các quốc gia khác, phụ nữ ở đây có vẻ rất hài lòng với những luật lệ quái lạ này.

1. Họ không thể đi bất cứ đâu mà không có đàn ông

Phụ nữ ở Ả Rập Xê Út không có quyền đi bất cứ nơi nào mà không có chồng hay người thân của họ giám hộ. Ở nước này, đàn ông đi cùng với phụ nữ được gọi là Mahram. Nếu không có sự chấp thuận của họ, phụ nữ không được rời khỏi đất nước, kiếm việc làm, lập gia đình, học đại học hoặc thậm chí là khám chữa bệnh.

11

Trong trường hợp phụ nữ nước này bị cảnh sát bắt giữ, Mahram phải có khả năng nhận dạng người thân của mình vì phụ nữ không thể cởi bỏ khăn trùm đầu trong bất cứ trường hợp nào. Tuy nghe rất bất bình, nhưng phụ nữ tại đây không hề chống lại những hạn chế vô lý này. Ngược lại, họ còn chủ động bảo vệ quyền được đàn ông giám hộ và chăm sóc.

2. Không được cấp giấy phép lái xe

Trong những năm gần đây, ở các nước thuộc vùng Vịnh Ba Tư, một loạt các đạo luật đã được thông qua nhằm mục đích mang lại tự do cho phụ nữ. Vào tháng 9/2017, Vua Ả Rập Xê Út cũng đã cho phép phụ nữ được lái xe. Thay đổi này sẽ chính thức có hiệu lực vào tháng 6/2018. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn cần sự cho phép của người giám hộ mới có thể sử dụng xe hơi. Nếu không, việc lái xe vẫn là bất hợp pháp.

3

3. Bị cấm sử dụng phương tiện công cộng

Mặc dù không được phép lái xe, nhưng tồi tệ hơn chính là phụ nữ thậm chí còn bị cấm sử dụng phương tiện công cộng trong nước. Họ vẫn được phép đi tàu, tuy nhiên tất cả phụ nữ phải ngồi ở toa riêng biệt ở cuối tàu. Ngoài ra, hầu hết các công ty xe buýt đều từ chối chở phụ nữ.

2

Đây chính là lý do phụ nữ ở Ả Rập Xê Út phải đi bộ, đi taxi hoặc được chở bởi tài xế riêng.

4. Phụ nữ phải mặc váy đen dài

Khi ra ngoài, phụ nữ ở Ả Rập Xê Út phải mặc một loại váy đen dài che kín toàn bộ cơ thể và đầu, chỉ được phép để lộ một phần nhỏ của khuôn mặt, bày tay, bàn chân. Loại váy này được gọi là Abaya, kiểu trang phục bắt buộc của phụ nữ nước này. Quần áo phải được may bằng vải dày, rộng thùng thình và không được làm nổi bật đường cong cơ thể của họ.

4

Luật lệ về ăn mặc này chặt chẽ hay không cũng phụ thuộc nhiều vào các khu vực khác nhau. Ví dụ như ở thành phố Jeddah, chính quyền cho phép phụ nữ ăn mặc thoải mái hơn, còn ở các khu vực có gia tộc Saud sinh sống (gia tộc nắm quyền cai trị của Ả Rập Xê Út) thì luật lệ này rất nghiêm ngặt và bảo thủ. Ở một số vùng, phụ nữ vẫn phải mặc niqāb - một loại quần áo đặc biệt che phủ mặt, chỉ để lộ mắt.

12

Mohammad bin Salman bin Abdulaziz Al Saud, Thái tử của Ả Rập Xê Út đã từng tuyên bố rằng phụ nữ có quyền từ chối quy định ăn mặc khắt khe này. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ bị cưỡng hiếp, họ có thể bị kết tội nếu mặc quần áo hở hang, lộ liễu.

5. Phụ nữ không bị cấm học đại học nhưng đa số họ đều thấy không cần thiết

Phụ nữ vẫn có thể đi học đại học nhưng vẫn có rất nhiều luật lệ hạn chế. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng phụ nữ Ả Rập Xê Út thậm chí còn có bằng đại học nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở các trường cao đẳng, đại học dành cho phụ nữ thì lại không tốt cho lắm.

9

Nếu được người giám hộ cho phép, phụ nữ mới có thể đi du học nhưng rất khó để tìm kiếm học bổng như những quốc gia khác. Hầu hết phụ nữ trong nước đều có nền tảng giáo dục rất tốt, nhưng họ thường không sử dụng đến chúng khi đã tốt nghiệp.

6. Phụ nữ không làm việc quá nhiều

Mặc dù có nhiều cải cách và dỡ bỏ lệnh cấm nhưng tỷ lệ phụ nữ có công việc chỉ ở khoảng 17%. Còn phần lớn đều ở nhà và chăm sóc con cái.

6

Nước này không có lệnh cấm phụ nữ kiếm việc làm miễn là họ vẫn làm tròn trách nhiệm chăm lo gia đình. Dĩ nhiên khi muốn đi làm, họ cũng cần sự đồng ý của đàn ông.

Tuy nhiên, phụ nữ không có quá nhiều lựa chọn nghề nghiệp, họ chỉ có thể làm bác sĩ, y tá, giáo viên và những nghề nghiệp hạn chế gặp gỡ nhiều đàn ông. Họ không có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp như nam giới vì các doanh nghiệp thường trả lương thấp và hầu như không có chế độ bảo hiểm nào cho phụ nữ.

7. Phụ nữ có kết hôn vì tình yêu?

Mối quan hệ gia đình ở Ả Rập Xê Út là một trong những chủ đề khiến thế giới rất tò mò. Đa số nữ giới nước này đều kết hôn khi còn rất trẻ, thường ở độ tuổi dậy thì. Điều này cũng dẫn đến nhiều phụ nữ dở dang việc học từ rất sớm. Hơn thế nữa, việc mang thai sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của phụ nữ và có thể khiến họ tử vong.

8

Ả Rập Xê Út không có giới hạn độ tuổi được kết hôn. Tuy việc ép buộc hôn nhân là trái pháp luật nhưng giữa cha của cô dâu và chú rể tương lai đều có một bản hợp đồng thương lượng rõ ràng.

8. Phụ nữ không được tiếp khách

Những ngôi nhà ở Ả Rập Xê Út thường có 2 lối vào tương ứng với 2 khu vực, một dành cho đàn ông và một dành cho phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ không thể đến khu vực của đàn ông để tiếp khách hay mở cửa. Tuy nhiên họ vẫn có thể giao tiếp với bạn bè nhưng chỉ trong nửa khu nhà dành cho họ.

10

9. Phụ nữ phải đi cửa phụ

Phân biệt giới tính là một nguyên tắc cơ bản trong cuộc sống của phụ nữ ở Ả Rập Xe Út, giúp họ tránh tiếp xúc với đàn ông lạ mặt. Điều này không chỉ có thể thấy rõ trong nhà mà cả ở những nơi công cộng, trên bãi biển, trong giao thông và thậm chí là các nhà hàng, quán ăn.

13

Bất cứ đâu, họ cũng đều phải đi bằng lối cửa phụ. Ngoài ra, họ chỉ được ăn ở nhà hàng có khu vực riêng biệt dành cho phụ nữ và cách xa khu vực dùng bữa của đàn ông.

Kể các những chuỗi thức ăn lớn ở phương Tây như Pizza Hut, McDonald’s và Starbucks cũng tuân theo nguyên tắc này vì không muốn bị bài trừ khỏi Ả Rập Xê Út. Vì vậy, họ vấp phải rất nhiều chỉ trích từ các nước bình đẳng giới.

10. Trước pháp luật, phụ nữ cũng không nhận được sự công bằng

Khi ra toà, lời khai của phụ nữ chỉ có giá trị một nửa, có nghĩa lời khai của 1 đàn ông thì bằng 2 phụ nữ. Để nộp đơn kiện, nữ giới cũng cần 6 nhân chứng nam.

1

Trong quyền thừa kế, phụ nữ cũng nhận được phần tài sản ít hơn đàn ông 1 nửa. Thậm chí, họ còn thường bị loại khỏi danh sách những người được hưởng thừa kế của gia đình và sống cuộc đời nghèo khó.

11. Không có quyền thi đấu thể thao

Phụ nữ Ả Rập Xê Út được quyền đại diện quốc gia tham gia thi đấu thể thao lần đầu tiên là vào Thế vận hội Olympic 2012. Quyết định này được chấp thuận là do áp lực từ Ủy ban Olympic Quốc tế. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép phụ nữ tham gia thi đấu thể thao.

14

Tuy nhiên, phụ nữ cũng không dễ dàng có được thành tích thể thao ở đất nước này. Họ hầu như không được chơi bất cứ môn thể thao nào.

Nếu họ làm trái luật, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu phụ nữ vi phạm luật pháp và quy tắc của Ả Rập Xê Út, cô ta sẽ bị trừng phạt rất bất công. Cảnh sát có thể bắt giữ và xử phạt một phụ nữ nói chuyện với đàn ông lạ mặt hoặc mặc quần áo không được may từ vải dày. Hình phạt nhẹ nhất là bị đánh đập bằng roi da.

15

Kinh khủng hơn, có nhiều trường hợp phụ nữ bị giết chết rất tàn nhẫn, ngay cả đó là công dân của đất nước. Việc thả họ tự do chỉ được chấp thuận khi có Mahram bảo lãnh. Nhưng Mahram cũng có thể yêu cầu một hình phạt khắc nghiệt hơn nếu họ thích.

Trong khi phần lớn thế giới vẫn đang chỉ trích những luật lệ phân biệt đối xử của Ả Rập Xê Út thì hầu như phụ nữ ở đây lại khá hài lòng với chuyện đó. Điều này có thể là do truyền thống cổ xưa, ít cơ hội tiếp xúc với thế giới và sự khác biệt về tôn giáo đã khiến họ dễ dàng chấp nhận những luật lệ kỳ quặc trên.

Theo Bright Side

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang