Khi trở thành cha mẹ, ai cũng mong mình có thể làm tốt vai trò mới này. Tuy nhiên, mỗi người có một định nghĩa riêng về "cha mẹ ưu tú". Có người cho rằng, đó là kiểu cha mẹ có thành tích học vấn nổi bật, nhưng số khác cho rằng đó là những người biết dành thời gian cho con cái.
Mỗi người có những định nghĩa khác nhau về cha mẹ ưu tú, điều này dẫn đến sự nỗ lực của cha mẹ có những hướng đi khác nhau. Nếu là cha mẹ ưu tú, họ sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình ở 3 khía cạnh sau:
1. Thấu hiểu con cái
Nuôi con không chỉ có mỗi việc cung cấp cho con mái nhà, thực phẩm để chúng lớn lên. Cha mẹ cần phải hiểu được con mình.
Về cơ bản trẻ em đều trưởng thành dựa trên những quy luật như phát triển tâm lý và nhận thức. Khi hiểu được từng đặc điểm và tính cách của con trong mỗi giai đoạn lớn lên, cha mẹ sẽ thấy việc dạy con không hề khó.
Ngược lại, nếu cha mẹ không nắm rõ những kiến thức phổ biến này, sử dụng cùng một phương pháp giáo dục để dạy trẻ 3-4 tuổi như dạy trẻ 7-8 tuổi, chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều mâu thuẫn xảy ra.
Chỉ khi cha mẹ hiểu được đặc điểm về tính cách và quá trình phát triển của con mình, họ mới có cách dạy con phù hợp nhất.
2. Trở thành người có trình độ nhất định
Mục đích của cha mẹ khi nuôi dạy con cái là để sau này chúng có thể thích nghi tốt hơn với xã hội. Nếu cha mẹ không hiểu xã hội này thì làm sao chúng ta có thể dạy cho con mình những kiến thức và khả năng cần thiết?
Người ta thường nói "rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con chỉ biết đào hố". Trong thế giới quan của loài chuột, nơi mình ở phải tối tăm, cần phải đào hố thì mới sinh tồn được.
Trình độ hiểu biết của cha mẹ quyết định kiến thức, kỹ năng họ dạy cho con cái. Những bậc cha mẹ có những hiểu biết nhất định chắc chắn sẽ dạy con mình những kỹ năng phù hợp với xã hội, tương lai con cái họ chắc chắn sẽ tốt hơn.
Từ quan điểm này, trình độ năng lực của cha mẹ rất quan trọng. Nói một cách thông thường, cha mẹ có trình độ đại học chắc chắn sẽ giáo dục con cái tốt hơn cha mẹ có trình độ tiểu học.
Vì trẻ cần được dạy những kiến thức và kỹ năng nào đó nên cha mẹ phải có sự hiểu biết ít nhiều về điều đó. Nếu chính cha mẹ cũng không hiểu gì thì làm sao dạy con mình được?
Ví dụ, nhiều bậc cha mẹ hiện nay muốn rèn luyện tính kỷ luật tự giác ở con mình, nhưng kỷ luật tự giác là gì và làm thế nào họ có thể đạt được điều đó? Nếu bản thân cha mẹ cũng không biết gì về kỹ năng này, họ rất khó để dạy cho con mình.
3. Chịu khó học hỏi kỹ năng nuôi dạy con cái
Trẻ em không phải là những cỗ máy, chúng không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ.
Việc nuôi dạy con rất khó, đòi hỏi cha mẹ phải chủ động trong việc học hỏi các phương pháp nuôi con phù hợp. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài, cha mẹ cần bỏ ra nhiều tâm huyết, thời gian và tiền bạc nếu muốn con mình trở thành người giỏi giang, hiểu chuyện, biết cách ứng xử trước sau.
Cha mẹ nên chủ động học hỏi, áp dụng các phương pháp nuôi dạy con cái hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, chẳng hạn như sau:
- Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển trí tuệ, thể chất, xã hội của trẻ để biết cách đáp ứng nhu cầu phát triển phù hợp.
- Học cách giao tiếp, lắng nghe và đáp ứng đúng cách các nhu cầu cảm xúc của trẻ. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ gắn kết và tin cậy.
- Tham gia các lớp học, hội thảo về kỹ năng nuôi dạy con để cập nhật kiến thức và phương pháp mới.
- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các bậc cha mẹ khác.
- Áp dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn và tính cách của con.
Việc chủ động học hỏi sẽ giúp cha mẹ có được những hiểu biết và kỹ năng nuôi dạy con tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.