Trần Hạo Dân (7/10/1969) từng là nghệ sĩ nổi tiếng và được yêu thích hàng đầu tại Hong Kong những năm 1990. Anh nổi tiếng với vai Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ (1996), Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký II (1998), Na Tra trong Đát Kỷ Trụ Vương (2001), Tế Điên trong Tân Tế Công (2011)...
Năm 2011, Trần Hạo Dân bí mật kết hôn với nữ người mẫu kém 16 tuổi Tưởng Lệ Sa. Chỉ sau 3 tháng về chung nhà, cả hai đã đón con gái đầu lòng. Đến tháng 9/2013, cặp đôi lại tiếp tục đón cậu con trai thứ hai. Bé gái thứ 3 của cặp đôi chào đời tháng 12/2014 và con gái út chào đời vào tháng 3/2016.
Chính vì điều này mà Trần Hạo Dân bị dư luận chỉ trích vì xem vợ như "máy đẻ". Còn Tưởng Lệ Sa cũng là người phụ nữ thực sự dũng cảm đến liều lĩnh, khiến khán giả phải hoảng sợ. Sinh mổ 4 lần liên tiếp trong 5 năm quả thực là một hành động mạo hiểm đánh cược cả tính mạng. Nếu chỉ là sự cố ngoài kế hoạch thì chắc chắn không thể “lỡ” đến lần thứ 4. Chỉ có thể nói đó là dự định của cặp vợ chồng nổi tiếng này.
Theo truyền thông đưa tin, sau mỗi lần sinh con, vợ Trần Hạo Dân cũng không hề ở cữ theo cách truyền thống. Cô nhanh chóng trở lại với các hoạt động thường ngày và có phong cách ở cữ “rất Tây”.
Trong một sự kiện năm 2018, 2 năm sau khi sinh con thứ 4, khán giả khá bất ngờ với nhan sắc của cô, thậm chí nhiều người không nhận ra cựu người mẫu. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng có thể do cách ăn mặc và trang điểm mà thôi, bà mẹ 4 con vẫn giữ được những nét ưa nhìn trên khuôn mặt.
Liên tiếp sinh 4 đứa trong 5 năm liền bằng phương pháp sinh mổ khiến sức khỏe của Tưởng Lệ Sa bị ảnh hưởng rất lớn. Sức khỏe bị bào mòn, cơ thể yếu ớt, mới 30 tuổi đã mắc chứng rụng tóc. Đồng thời, việc chăm sóc con vất vả cũng khiến Tưởng Lệ Sa xuống sắc trầm trọng.
Chia sẻ quan điểm về việc sinh nhiều con, nữ người mẫu cho biết: "Không ít phụ nữ trẻ hiện nay ngại sinh con nhưng tôi lại thấy đây là niềm hạnh phúc. Tôi thích việc được chăm sóc con cái. Tôi nghĩ rằng phụ nữ gợi cảm nhất là thời khắc khi đang mang thai". Bà mẹ cảm thấy hạnh phúc khi làm mẹ của 4 đứa trẻ, dù đã phải hy sinh rất nhiều.
Tuy việc mang thai và sinh con là quyền tự do của mỗi người nhưng phải thừa nhận rằng nó đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, diện mạo của người phụ nữ. Đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ, họ càng cần chú ý chăm sóc cho bản thân nhiều hơn để sớm hồi phục sức khỏe và lấy lại vóc dáng.
Các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo khoảng cách hợp lý giữa các lần sinh mổ nên là 2 năm để cơ thể người mẹ có thời gian hồi phục, vết mổ ở tử cung ổn định để có thể đảm bảo sức khỏe cho lần mang thai kế tiếp. Nếu không, sản phụ và thai nhi có thể bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác nhau, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.
Tuy nhiên, sự hồi phục ở mỗi thể trạng là khác nhau. Nếu bạn có ý định mang thai lần 2 sớm có thể đi khám sức khỏe, kiểm tra tình trạng vết mổ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Có bầu sớm sau khi sinh mổ nguy hiểm như thế nào?
Bục vết sẹo mổ cũ
Nếu có bầu quá sớm, vết sẹo ở tử cung chưa kịp lành, sản phụ có thể bị bục vết sẹo mổ cũ. Đây là một trong những nguy cơ phổ biến nhất ở sản phụ đã từng sinh mổ trước đó.
Thai to dần, áp lực mà tử cung phải chịu ngày càng lớn, nhất là khi có cơn co chuyển dạ tự nhiên hoặc khi rặn sinh thường, vết sẹo mổ cũ có thể bị bục ra gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi. Nếu đột nhiên thấy đau nhói ở vùng tử cung hoặc vết mổ cũ, cơn đau ngày càng tăng dần thì sản phụ nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.
Thai bám vào vết sẹo mổ cũ
Thai bám vào vết sẹo mổ cũ có thể xếp vào dạng thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm. Thai có thể làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay tại đó khiến sản phụ bị chảy máu hoặc bị nhau cài răng lược, phải bỏ thai. Trường hợp nặng hơn là nhau thai ăn sâu vào phần cơ và lớp mô sợi của tử cung tại vết mổ cũ, gây nhau cài răng lược, thậm chí là thai xuyên thủng tử cung, xâm lấn vào các bộ phận bên trong gây chảy máu ồ ạt, khiến sản phụ tử vong.
Ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Mang thai quá sớm sau sinh mổ có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi như: bị rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước, nhau cài răng lược, thai kém phát triển, thai thiếu dinh dưỡng, nguy cơ sinh non, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao...
Vậy, đẻ mổ tối đa được mấy lần?
Khi bạn đã sinh mổ lần đầu và cũng là con đầu lòng, theo bình thường nếu như bạn khỏe mạnh và lần sinh mổ trước không có biến chứng gì thì bạn chỉ nên đẻ mổ từ 2 lần.
Điều này nhằm bảo vệ sức khỏe cho mẹ vì ở những mẹ sau sinh mổ, tử cung thường bị tổn thương và khó phục hồi hơn sinh thường. Vết sẹo do sinh mổ gây ra đã trở thành nhược điểm lớn trên thành tử cung. Số lần sinh mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau.
Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên nên dùng biện pháp sinh mổ tối đa là 2 lần. Đặc biệt, các mẹ nên có khoảng cách mang thai sau khi sinh mổ ít nhất là 2 năm, để vết mổ được hồi phục hẳn.
Một số trường hợp, có nhiều bà mẹ vẫn sinh mổ lần 3 hoặc 4. Tuy nhiên, sinh mổ lần 3 hoặc 4 có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/4-lan-sinh-mo-trong-von-ven-5-nam-nhan-sac-cua-vo-nam-tai-tu-khien-khan-gia-bat-ngo-222021183163750587.htm
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.