5 bước cần xử lý ngay khi trẻ bị chó dại cắn

(lamchame.vn) - Thật nguy hiểm nếu như cha mẹ không nắm rõ cách xử lý khi con bị chó dại cắn, hãy làm theo các bước hướng dẫn dưới đây nhé

Khi trẻ bị chó dại cắn thường hay giấu cha mẹ nên việc phát hiện xử lý kịp thời thường gặp khó khăn. Hãy giáo dục trẻ cần nói ngay khi bị chó cắn để xử lý và theo dõi sát, tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho bé.

Những bước cần xử lý khi trẻ bị chó dại cắn

Bình tĩnh

Các mẹ cứ bình tĩnh, đừng đánh mắng hay quát con vì con nghịch nên mới bị chó cắn. Em từng chứng kiến chuyện này rồi. Thế nên sau này nếu con có bị cắn cũng không dám nói cho bố mẹ biết đâu vì sợ bố mẹ mắng mà. Thế nên, các mẹ cứ bình tĩnh hỏi con xem bị cắn khi nào, bị con chó nào cắn để còn biết lối xử lý.

Em để ý thấy các con tử vong đều là vì nguyên nhân bị cắn mà không nói với bố mẹ. Cũng giống như trường hợp bé trai phát bệnh vật vã, điên cuồng vì bị chó cắn mà không dám nói với bố mẹ trong một đoạn clip đợt trước đấy ạ. Thế nên, các mẹ cần bình tĩnh xử lý chứ đừng khiến con sợ hãi tới nỗi lần sau có bị cắn cũng không dám nói với bố mẹ.

Dạy con cách xử lý khi bị chó cắn

Không phải lúc nào bố mẹ cũng ở bên cạnh con. Thế nên, có đôi khi con bị cắn mà bố mẹ không hay biết gì. Bởi vậy, các mẹ nên dạy con nên làm gì khi bị chó cắn, bất kể chó có bị dại hay không. Bởi không phải cứ nhìn là biết nó bị dại. Thế nên, các mẹ đọc và dạy con những bước dưới đây nhé- không thừa đâu ạ:

Làm sạch vết chó cắn

Khi biết con bị chó cắn, các mẹ cần phải vệ sinh vết thương đó cho con. Nếu không ở nhà thì nên tới nhà dân gần nhất để xiin nước và rửa sạch vết thương. Khi rửa cần cho vòi nước chảy liên tục, lấy xà phòng chà lên vùng bị cắn dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ hết chất bụi bẩn bên ngoài phòng tránh nhiễm trùng hoặc dính mầm bệnh. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh sẽ gây bong tróc vùng da, làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

Sát trùng kỹ vết thương

Cách xử lý khi con bị chó dại cắn tiếp theo mà em muốn nhắc tới với các mẹ là rửa sạch vết thương. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý là rửa sạch vết thương thì dùng giẻ lau khô, lấy ít nước muối sinh lý hoặc oxy già đổ một ít trực tiếp lên chỗ bị chó dại cắn để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh. Tránh đổ quá nhiều sẽ gây xót vết thương. Nếu vết thương chảy nhiều máu thì cần cầm máu ngay lập tức, bằng cách dùng băng gạc y tế hoặc vải sạch băng bó lại ngay.

Đưa đến cơ sở y tế

Cần tiêm ngay vắc - xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc - xin phòng dại kịp thời.

Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà có thể theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc - xin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần đi tiêm phòng dại nữa.

Trên đây là những điều nên làm khi con bị chó dại cắn các mẹ cần ghi nhớ để nếu có gặp thì bình tĩnh xử lý nhé, chứ đừng vì 1 phút nóng giận mà đánh mắng con khiến con sợ hãi. Hơn nữa, chỉ cần chậm một phút là các mẹ khiến mức độ bệnh của con nghiêm trọng thêm rồi. 

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang