9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về nợ

Nợ có thể giúp đỡ hoặc làm tổn hại tài chính của bạn tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Người thông minh sẽ biết cách tận dụng nợ lãi suất thấp để mua các tài sản có khả năng tăng giá trị theo thời gian. Nhưng nhiều người lạm dụng nợ và cho phép tài chính của họ vượt khỏi tầm kiểm soát.

1. Không biết mình nợ gì

Nếu không biết mình có bao nhiêu khoản nợ hoặc số dư gần đúng của chúng, bạn cần kiểm tra thực tế ngay lập tức!

Hãy dành thời gian để tạo một bảng tính liệt kê từng khoản nợ và lãi suất. Việc này sẽ giúp bạn lên kế hoạch và phương pháp trả nợ phù hợp.

Nên xử lý các khoản nợ với lãi suất cao nhất trước tiên. Chẳng hạn như các khoản vay vốn ngân hàng, thẻ tín dụng,… Vì điều đó mang lại cho bạn khoản tiết kiệm tiềm năng nhất. Tránh để “lãi mẹ đẻ lãi con”.

2. Tỷ lệ nợ trên thu nhập cao

Tỷ lệ nợ trên thu nhập (DTI) là một chỉ số thông dụng mà khách hàng thường được nhắc tới khi vay tiền tại ngân hàng. DTI thể hiện mối liên hệ giữa tổng số tiền trả nợ với tổng thu nhập của khách hàng khi vay tiền ngân hàng.

DTI càng thấp chứng tỏ khả năng tài chính của bạn càng cao, rủi ro khi vay vốn càng thấp. Vì vậy, ngân hàng đánh giá mức DTI của bạn để làm căn cứ xác định xem có nên cho bạn vay tiền hay không.

Để tính được chỉ số DTI của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện theo công thức sau:

DTI = Tổng số tiền nợ hàng tháng/Tổng thu nhập hàng tháng trước thuế

Ví dụ: Thu nhập của gia đình bạn là 20.000.000 đồng/tháng. Hàng tháng, bạn phải thanh toán số nợ là 12.000.000 đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ trên thu nhập là:

DTI = 12.000.000/20.000.000 = 0,6 (tương đương 60%)

Hầu hết những người cho vay coi DTI trên 40% quá cao, đặc biệt là khi cho vay thế chấp. Nếu DTI trên 40% có nghĩa là bạn đang có nhiều món nợ vượt quá khả năng chi trả của bản thân.

Do đó, việc tính toán DTI cá nhân là một cách tốt để theo dõi tình hình tài chính của bản thân. Nên theo dõi thường xuyên để đảm bảo rằng nó giảm và không bao giờ tăng lên.

Trong trường hợp DTI cao, giải pháp tốt nhất là cố gắng trả hết nợ bằng cách cắt giảm chi phí, tăng thu nhập hoặc làm cả hai.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về nợ - Ảnh 2.
 

3. Tỷ lệ lãi trên thu nhập cao

Tỷ lệ này so sánh tổng chi phí lãi hàng tháng trên tất cả các khoản nợ với tổng thu nhập của bạn. Nếu tỷ lệ hơn 20%, hãy nhanh chóng tìm cách để giảm bớt nó.

Việc phải trả lãi suất cao cho khoản nợ có thể khiến bạn không còn dư tiền để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản hàng tháng. Do đó, cần tìm phương pháp thanh toán nợ phù hợp với khả năng của bản thân.

4. Sử dụng đến hạn mức tối đa của thẻ tín dụng

Nếu bạn đang sử dụng thẻ tín dụng để đáp ứng thói quen mua sắm hoặc mua nhu yếu phẩm, chắc chắn bạn sẽ đạt tới hạn mức tín dụng. Bạn có thể bị tính phí bổ sung nếu chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng cá nhân.

Ngay cả khi bạn có thể trả nhiều hơn khoản thanh toán tối thiểu mỗi tháng, việc này vẫn sẽ khiến tỷ lệ sử dụng tín dụng của bạn tăng vọt. Vì đó điểm tín dụng của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Trong trường hợp bạn luôn sử dụng hơn 20 – 30% hạn mức tín dụng của mình, bạn có thể gặp vấn đề về nợ cần phải xử lý.

Do đó, nếu đang chi tiêu vượt quá khả năng tài chính của mình, đã đến lúc bạn tạo ra một kế hoạch chi tiêu thực tế để kiểm soát “ví tiền” của mình.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về nợ - Ảnh 3.
 

5. Không thể thanh toán hóa đơn đúng hạn

Bỏ qua các hóa đơn có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn. Nhưng nó sẽ khiến bạn phải trả các loại phí trễ hạn thanh toán. Đồng thời ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân.

Do đó, việc thanh toán hóa đơn muộn sẽ chỉ làm cho vấn đề nợ nần trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

6. Vay mượn để thanh toán hóa đơn

Nếu bạn phải vay tiền từ bạn bè, gia đình hoặc nhận tiền ứng trước vào thẻ tín dụng, bạn chắc chắn có vấn đề về nợ. Nhận tiền mặt từ thẻ tín dụng là cách tồi tệ nhất để sử dụng. Bởi bạn sẽ bị tính lãi suất cao hơn so với mua hàng thông thường.

Vì vậy, hãy lập một kế hoạch ngay bây giờ để giảm chi phí và tăng nguồn thu nhập của bản thân. Bạn sẽ sống trong khả năng của mình mà không phải vay mượn bất kỳ ai.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về nợ - Ảnh 4.
 

7. Không có tiền tiết kiệm

Ngay cả những người không mắc nợ cũng có thể mắc sai lầm khi không tiết kiệm. Thậm chí, việc bạn rút hết tiền tiết kiệm hoặc tài khoản hưu trí để trả nợ hoặc trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày cũng gây ảnh hưởng không nhỏ.

Nếu bạn không có tiền tiết kiệm, chắc chắn tài chính của bạn đang có vấn đề. Bất kỳ chi phí bất ngờ nào cũng có thể khiến bạn rơi vào tình trạng khó khăn và tiếp tục mắc nợ.

Do đó, cần lập kế hoạch cắt giảm triệt để chi phí cá nhân. Hãy cố gắng dành ra khoảng 10 – 20% thu nhập mỗi tháng để gửi tiết kiệm.

Bên cạnh đó, cần tạo một quỹ khẩn cấp để dự phòng cho những tình huống phát sinh bất ngờ như ốm đau, thất nghiệp,… Để đảm bảo, nên lập quỹ khẩn cấp bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường.

8. Những món nợ khiến bạn mất ngủ

Nếu bạn quá lo lắng về khoản nợ và hóa đơn, bạn chắc chắn có vấn đề về tiền bạc. Căng thẳng tài chính có thể khiến bạn mất tập trung vào công việc. Thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vì vậy, hãy lập một kế hoạch để giải quyết các khoản nợ của bạn. Đồng thời, kiểm soát căng thẳng của bản thân càng sớm càng tốt.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về nợ - Ảnh 5.
 

9. Bạn nói dối về tài chính của mình

Nếu bạn nói dối với gia đình hoặc bạn bè về thói quen chi tiêu và các khoản nợ của bản thân, chắc chắn bạn đang có một vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng, mất ngủ và khó tập trung do nợ nần, đã đến lúc cần thay đổi.

Cách duy nhất để cải thiện một tình huống xấu là dũng cảm và đối mặt với nó. Từ chối chỉ khiến nó tồi tệ hơn và kéo dài nỗi đau của bạn! Giải quyết nó càng sớm, bạn càng có nhiều cơ hội thay đổi tài chính của mình theo hướng tích cực.

Những khoản nợ luôn là nguyên nhân khiến bạn không đạt được tiến bộ tích cực. Chẳng hạn như xây dựng quỹ khẩn cấp, đầu tư, các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Do đó, đừng bao giờ để bị mắc nợ vì bất cứ điều gì không mang lại lợi nhuận cho bản thân. Ví dụ như hàng tiêu dùng, ăn uống, du lịch,…

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/9-dau-hieu-canh-bao-ban-dang-gap-van-de-ve-no-162201611102954721.htm

Theo ttvn.vn

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang