Phía sau một đứa trẻ sợ hãi việc học là một phụ huynh hay la mắng
Có một câu hỏi trên diễn đàn dành cho phụ huynh như sau: "Cách giáo dục trẻ em khó chấp nhận nhất là gì". Một cư dân mạng đã kể lại câu chuyện của mình.
Mẹ cô ấy rất nghiêm khắc từ khi cô còn là một đứa trẻ. Bà luôn la mắng mỗi khi giúp con làm bài tập về nhà. Gặp phải chủ đề khó, mẹ có nói gì con cũng không hiểu ra, lúc này sắc mặt mẹ sẽ trở nên khó coi, không ngừng nói: "Tại sao con ngốc thế? Thậm chí không thể học được điều đơn giản này".
Những ngày mẹ học cùng, cô không nhớ nổi những kiến thức đã học, trong đầu chỉ hiện rõ hai chữ: Đồ ngốc! Sau đó, cô sợ hãi khi nghĩ đến việc làm bài tập về nhà, thậm chí không có đủ tự tin để học một mình. Ngay cả khi làm bài thi tốt, vẫn luôn tự nhủ trong lòng rằng: "Đây chỉ là ảo tưởng thôi, mình hoàn toàn không làm được".
Sự phủ nhận và coi thường bản thân của trẻ không thể tách rời khỏi những lời buộc tội, chỉ trích và lạm dụng của cha mẹ. Những cuộc tấn công bằng lời nói sẽ không làm cho trẻ thành công, ngược lại sẽ cản trở sự phát triển của chúng, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ. Trẻ em sinh ra không ngốc nghếch nhưng dưới sự tấn công bằng lời nói lâu dài của cha mẹ, chúng hình thành nhận thức tâm lý "Tôi ngốc nghếch”.
Chỉ bằng thay đổi cách thể hiện và mang lại cho trẻ những khuyến khích và ảnh hưởng tích cực, suy nghĩ tiêu cực này mới có thể được đẩy lùi.
Ngôn ngữ có sức mạnh. Nó có thể hủy hoại một đứa trẻ, nhưng nó cũng có thể khiến một đứa trẻ trở nên tử tế. Một người mẹ "hạng nhất" luôn thay thế sự phủ định bằng sự khuyến khích; sự nghi ngờ bằng sự tin tưởng; sự kiểm soát bằng sự tôn trọng và sự ra lệnh bằng sự dịu dàng.