Trong quá trình tắm, chúng ta chủ yếu làm sạch mặt, thân mình và tay chân, nhưng một số bộ phận trên cơ thể sẽ bị chúng ta bỏ qua và vệ sinh không đúng cách. Những bộ phận này thực chất là công tắc giải độc của cơ thể, nếu bạn chú ý hơn đến chúng sẽ có lợi rất nhiều cho sức khỏe.
1. Dưới cánh tay
Nách là vùng da dưới cánh tay chúng ta thường lơ là trong việc vệ sinh khi đi tắm, lâu dần vùng da dưới cánh tay sẽ có mùi hôi.
Mùi hôi xuất hiện do dưới cánh tay là nơi dễ tiết mồ hôi, trong mồ hôi có nhiều chất độc hại, nếu không được vệ sinh kịp thời, bụi bẩn sẽ tích tụ ở vùng dưới cánh tay. Theo thời gian, nó sẽ gây ra các triệu chứng nám da và bốc mùi.
Rửa sạch vùng nách cần dùng sữa tắm nhẹ nhàng, sau khi rửa sạch sẽ có thể loại bỏ các chất bẩn, đồng thời có tác dụng cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra, dưới nách còn có các mạch quan trọng của cơ thể, việc xoa bóp vùng nách sẽ giúp tăng dung tích phổi và điều hòa chức năng tim phổi.
2. Ngón chân
Trong hoàn cảnh bình thường, chúng ta đều có 10 ngón chân, theo lý luận của Trung y, 10 ngón chân của chúng ta có liên hệ với ngũ tạng bên trong cơ thể con người. Vì vậy, bàn chân còn được gọi là trái tim thứ hai.
Khi tắm, chúng ta nên rửa kỹ các ngón chân, vì các ngón chân có vai trò điều hòa và giữ thăng bằng khi chúng ta đi, chạy. Các ngón chân nếu được xoa bóp thường xuyên sẽ có tác động tích cực đến hệ tuần hoàn và trao đổi chất trong cơ thể, giúp cải thiện vóc dáng.
Vì sử dụng các ngón chân trong thời gian dài của một ngày nên các ngón chân cũng rất mỏi, đồng thời do khả năng tản nhiệt kém nên trên ngón chân sẽ có nhiều vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Vì vậy khi tắm chúng ta phải rửa các ngón chân cẩn thận và xoa bóp phù hợp.
3. Gót chân
Khi chúng ta đi lại và chạy, gót chân sẽ phải chịu áp lực liên tục khiến da gót chân bị khô và xuất hiện các vết nứt, lúc này bạn cần rửa sạch gót chân khi đi tắm, và có thể thoa lên mu bàn chân một ít kem dưỡng ẩm.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần bảo vệ gót chân trong cuộc sống hàng ngày, không đi giày dép không phù hợp để tránh gót chân bị tổn thương. Nếu phải đi bộ trong thời gian dài thì cần chú ý tránh để chân bị mỏi quá mức để không xuất hiện các triệu chứng cứng và đau gót chân.
4. Lòng bàn chân
Lòng bàn chân là bộ phận dễ bị bỏ qua nhất, vì chúng ta thường không nhìn thấy nên không quá quan tâm đến vấn đề vệ sinh của vùng này.
Tuy nhiên, lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, nếu được vệ sinh và xoa bóp thường xuyên có thể làm giãn nở các mạch máu, từ đó cải thiện lưu thông máu, tăng tốc độ giải độc trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy
Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/4-vi-tri-quan-trong-hay-bi-bo-quen-khi-tam-ve-sinh-sach-se-chung-giup-giai-doc-co-the-va-tang-cuong-suc-khoe-162210704150001431.htm
Theo ttvn.vn