7 thói quen biến phòng tắm thư giãn thành ổ vi khuẩn, virus gây bệnh từ cảm lạnh đến viêm gan, dường như gia đình nào cũng có đủ

Kể cả những người ưa sạch sẽ, cọ rửa phòng tắm thường xuyên cũng không thể ngờ rằng sức khỏe của mình đang bị suy giảm vì những thói quen phổ biến dưới đây!

Tất cả chúng ta đều nhận thức rõ về các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền khi sử dụng nhà vệ sinh bẩn. Thế nhưng, thực tế cho thấy, ngay cả một phòng tắm sạch sẽ cũng có thể là nguồn lây nhiễm nhiều bệnh nếu chúng ta không tuân theo một số quy tắc nhất định trong phòng tắm.

Phòng tắm dễ là nơi sinh sản của vi khuẩn và vi trùng, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn. Từ vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, E.coli và vi khuẩn shigella, virus viêm gan A đến virus cảm lạnh thông thường và các sinh vật lây truyền qua đường tình dục, những con bọ ẩn náu trong các ngóc ngách của phòng tắm, mắt thường khó nhìn thấy cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột, các vấn đề về phổi, da...

Dưới đây là những thói quen xấu trong nhà tắm bạn cần tránh để không mắc bệnh đáng tiếc:

Không đóng nắp nhà vệ sinh khi xả nước

Nghiên cứu đăng tải trên Health cho thấy, khi chúng ta xả nước bồn cầu, những giọt nước nhỏ bắn ra trong không khí và có thể làm lây lan một số bệnh nhiễm trùng. Chúng có thể vươn tới độ cao khoảng 2m trong không khí tính từ bệ ngồi bồn cầu. Vi khuẩn trong những giọt nước đó cũng có thể tồn tại trong không khí lâu hơn, tạo thành một lớp màng bẩn thỉu khắp phòng, khiến bạn bị ốm yếu mà không hay biết.

Giải pháp: Tốt nhất mỗi lần xả nước bồn cầu, bạn nên đóng nắp trước khi xả sẽ tốt hơn.

Cất bàn chải đánh răng trong phòng tắm

Đặt bàn chải đánh răng bên trong phòng tắm khiến bàn chải khó được làm khô, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lây nhiễm phát triển trên bàn chải đánh răng.

Giải pháp: Tốt nhất bạn nên để bàn chải đánh răng thẳng đứng ở một vị trí bên ngoài phòng tắm.

Không vệ sinh sạch sẽ bông tắm

Môi trường ẩm ướt là nơi vi khuẩn phát triển mạnh. Giữ bông tắm trong phòng tắm sau khi sử dụng có thể khiến chúng chứa rất nhiều vi khuẩn vì mạng lưới xốp.

Giải pháp: Tốt nhất bạn không nên để trong phòng tắm, mỗi lần sử dụng xong nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để dùng cho lần sau. Làm sạch bông tắm bằng xà phòng và nước ấm mỗi tuần một lần, hoặc bạn có thể dùng nước tẩy pha loãng (ngâm 5 phút rồi xả sạch).

Treo khăn tắm trong phòng vệ sinh

Đừng bao giờ treo và giữ khăn tắm của bạn trên những móc treo ở phòng tắm. Nguyên nhân bởi khăn tắm ẩm ướt tạo điều kiện cho các vi khuẩn truyền nhiễm lưu thông trong phòng tắm và là nơi sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc, virus và nấm men. Một chiếc khăn bẩn có thể gây ra nấm da chân, mụn cóc và thậm chí là nấm móng chân.

Giải pháp: Sau khi lau bằng khăn, hãy phơi nó trong không khí, để tất cả các mầm bệnh truyền nhiễm có thể bị tiêu diệt.

Không bật quạt hút mùi

Việc bật quạt hút mùi sau mỗi lần tắm xong hoặc sử dụng nhà vệ sinh xong có thể kéo hơi ẩm và vi khuẩn ra khỏi phòng tắm. Nếu không, vi khuẩn tiếp tục tồn tại ở đó có thể phát triển thành mùi hôi cũng như mở đường cho một số bệnh nhiễm trùng khác.

Giải pháp: Sau mỗi lần tắm hoặc đi vệ sinh cần bật quạt thông gió, hút mùi.

Mang điện thoại vào trong phòng tắm

Khi bạn để điện thoại di động trên kệ bồn rửa hoặc tủ phòng tắm... đồ dùng này có thể bị nhiễm vi khuẩn, tạo điều kiện sinh bệnh nhiễm trùng sau này. Ngay cả khi bạn rửa tay sạch sẽ rồi mới cầm vào điện thoại, hãy luôn cẩn thận khử trùng điện thoại nếu có việc cần phải mang vào nhà vệ sinh để tránh rủi ro.

Giải pháp: Lau điện thoại bằng bông và cồn sau mỗi lần cầm điện thoại vào nhà vệ sinh. Hoặc tốt nhất bạn không nên mang nó theo khi đi vào nhà tắm.

Không làm sạch đầu vòi hoa sen

Theo Health, tắm vòi sen có thể giúp loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể, tuy nhiên, nếu vòi hoa sen của bạn bị bẩn thì cũng chẳng có ích gì. Những chiếc lỗ trên vòi hoa sen trở thành nơi hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi. Khi nước chảy xuống, vi khuẩn có thể tiếp xúc với cơ thể chúng ta đang được tắm gội.

Giải pháp: Tạo thói quen làm sạch đầu vòi hoa sen 2 tuần một lần. Hàng ngày nên có thói quen để nước nóng chảy từ vòi hoa sen khoảng 1 phút rồi mới tắm để giảm sự xâm nhập của vi khuẩn vào các khu vực này.

 

Theo kenh14.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU