8 nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng và cách xử trí

(lamchame.vn) - Khô miệng là triệu chứng khá phổ biến ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, kể cả trẻ em.

Mất nước: Tình trạng mất nước quá mức thường xuất hiện khi trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức hoặc mắc phải một số bệnh lý như tiêu chảy, cơ thể không dung nạp thực phẩm...

Thở bằng miệng: Thói quen thở bằng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây khô miệng, có thể dẫn đến hôi miệng và các bệnh răng miệng khác ở trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ của thuốc: Một vài loại dược phẩm như thuốc kháng histamin dùng trong điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm… đều tiềm ẩn tác dụng phụ gây khô miệng.

Bệnh đái tháo đường: Bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, quá trình bài tiết nước bọt sẽ suy giảm, dẫn đến khô miệng.

 

Phẫu thuật: Những ca phẫu thuật do chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng hoặc làm hỏng tuyến nước bọt gây nên triệu chứng khô miệng.

Chế độ ăn: Sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và riboflavin (vitamin B2) có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bài tiết nước bọt, gây khô miệng ở trẻ nhỏ.

Hội chứng Sjogren: Biểu hiện lâm sàng ở trẻ mắc bệnh là bị khô miệng, đau nhức răng miệng, mệt mỏi, ăn uống kém.

Hóa trị liệu: Các loại thuốc hóa học có thể thay đổi thành phần và dòng chảy của nước bọt, kết quả là trẻ rất dễ bị khô miệng.

Cách xử lý: Uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, vệ sinh răng miệng sạch sẽ... là một số phương pháp đơn giản giúp cải thiện tình trạng khô miệng./.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU