Tuy nhiên, cho dù ai thắng đi nữa: thì cũng không thể qua mặt được Ấn Độ. Bởi vì trong cuộc chiến này Ấn Độ là tay chơi hùng mạnh nhất.
"Tôi tin tưởng chắc chắn rằng: Vắc xin, các thử nghiệm và các loại thuốc phải được cung ứng đầy đủ trên toàn thế giới, với giá cả phải chăng để mọi người có thể kham nổi", bà thủ tướng Đức Angela Merkel từng tuyên bố tại Hội nghị các nhà tài trợ đối với Covid-19 hồi tháng sáu vừa qua.
Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình cũng từng nói, đất nước ông coi vắc xin "là tài sản chung của toàn cầu" và sẽ cung cấp rộng rãi.
Phải chăng đây chỉ là những lời lẽ rỗng tuếch?
Từ lâu đã bùng nổ cuộc đấu tranh dành quyền lực trên toàn cầu về việc phát triển vắc xin. Cuộc chiến này làm người ta nhớ lại chuộc chạy đua xem hệ thống chính trị nào sẽ đặt chân lên mặt trăng đầu tiên.
Bởi lẽ: ai là người đầu tiên có thể làm cho dân nước mình miễn dịch sẽ dành được uy tín quốc tế và có thể mở cửa sớm hơn nền kinh tế nước mình so với các nước khác.
Thay cho đoàn kết quốc tế và ưu tiên cung ứng cho những người cần thiết nhất thì hiện nay đang diễn ra một dạng "Chủ nghĩa dân tộc-vắc xin" và một cuộc chiến về phân phối loại vắc xin có nhiều triển vọng nhất trước khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Hiện tại trên thế giới có trên 155 vắc xin-Covid đang được phát tiển, trong số đó có 23 loại nay mai sẽ được thử nghiệm trên người. Tại Nga, các tiến bộ trong quá trình phát triển vắc xin được giới thiệu trên đài truyền hình nhà nước. Đã có hai vòng thí nghiệm được tiến hành ở binh lính. Cuối tháng sáu Trung Quốc cũng đã cho lưu hành một loại vắc xin của mình trong quân đội.
Tuy nhiên người hùng thực sự lại là một kẻ khác: Đó là Ấn Độ. Cho dù bất cứ ai phát hiện ra vắc xin đi nữa – muốn sản xuất có hiệu quả thì không thể qua mặt Ấn Độ. Nếu tính theo khối lượng thì Ấn Độ là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Do năng lực sản xuất của mình nên Ấn Độ được mệnh danh là "Hãng bào chế dược phẩm của thế giới" .
Là nhà sản xuất Generika, tức các loại thuốc mà bằng sáng chế đã hết hạn được bảo hộ, ngay cả Đức và EU cũng bị phụ thuộc vào Ấn Độ.
Điều này đã bộc lộ rõ nhất khi tháng ba và tư vừa rồi khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thuốc chữa bệnh. Lý do là vì Ấn Độ phải nhập khẩu tới 70% các chất hữu hiệu để sản xuất dược phẩm từ Trung Quốc – mà vào thời điểm đó do đại dịch Trung Quốc đang thi hành chế độ cách ly nghiêm ngặt do đó sản xuất đi xuống.
Ấn Độ chặn xuất khẩu Hydroxychloroquin
Mặt khác Ấn Độ cố tình ngưng xuất khẩu loại thuốc chữa bệnh Hydroxychloroquin, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên truyền loại dược phẩm này có thể chữa được Covid. Ấn Độ đáp ứng tới 70% nhu cầu thế giới đối với loại thuốc này. Chính phủ Ấn cấm xuất loại thuốc này nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Những nhà sản xuất vắc xin cỡ bự tuy phần đông ở Hoa Kỳ hay châu Âu như: Merck, Sanofi, Pfizer và GlaxoSmithKline, họ đạt doanh thu lớn nhất.
Trong khi đó ít ai biết về Viện Serum, Pune ở Ấn Độ. Cơ sở này sản xuất một khối lượng Vắc xin lớn nhất thế giới với giá cả phải chăng.
Trong số 1,5 tỷ liều vắc xin mà viện này sản xuất hàng năm thì khoảng 80% để xuất khẩu. Cơ sở này là nhà cung cấp nhiều vắc xin nhất cho Tổ chức Nhi đồng thế giới Unicef và đáp ứng 65% nhu cầu của Tổ chức Y tế thế giới WHO về DPT- bạch hầu, ho gà và uốn ván và tiêm chủng phòng bệnh lao, cũng như 90% vắc xin bệnh sởi.
Công thức cho các loại vắc xin khác nhau phần lớn đều của nước ngoài.
Adar Poonawalla là người lãnh đạo Serum Institute of India ở Pune. Quelle: Bloomberg
Viện này cũng được coi là trung tâm sản xuất vắc xin Covid-19
Từ tháng 8/2020 này tại đây sẽ tiến hành sản xuất lớn. "Chúng tôi dự kiến đến cuối năm nay sẽ sản xuất vài trăm triệu liều ", ông Adar Poonawalla cho hay.
Nhà lãnh đạo Serum Institute này mới 39 tuổi, viện được thân phụ ông thành lập năm 1966 và hiện nay vẫn là một doanh nghiệp gia đình. Mặc dù các thí nghiệm lâm sàng chưa kết thúc, Viện này vẫn chủ trương sản xuất hàng triệu liều đối với 5 loại ứng viên vắc xin Covid-19 khác nhau.
Do đại dịch nên viện phải hết sức khẩn trương. Dự kiến trong năm nay sẽ sản xuất hai tỷ liều vắc xin chống Coronavirus, trong đó Serum Institute đảm đượng 1 tỷ liều.
Khi các loại vắc xin này được chính thức công nhận thì sẽ được cung cấp cho các nước đang phát triển và mới nổi; đối với châu Âu và Hoa kỳ các cơ sở sản xuất vắc xin hiện đang được khẩn trương xây dựng. Nếu các vắc xin này không được công nhận thì nguy cơ thua lỗ là rất lớn: "Chúng tôi đánh liều mà sản xuất", Poonawalla nói.
Bản thân Ấn Độ cũng đang rất cần có vắc xin Covid-19. Hiện nay nước này có trên một triệu người bị lây nhiễm Covid-19. Trên bình diện thế giới Ấn Độ đứng hàng thứ ba sau Hoa Kỳ và Brazin về số người bị lây nhiễm.
Điều này có liên quan đến dân số quá đông đúc của Ấn Độ: Ấn hiện có 1,3 tỷ dân. Số người hàng ngày bị lây nhiễm hết sức đáng ngại, từ đầu tháng 7 lên đến trên 20.000 mỗi ngày.
Hồi đầu tháng 6, quy định cách ly được dỡ bỏ, tuy nhiên sau đó dịch tái phát, quy định cách ly lại phải áp dụng trở lại tại một số khu vực như ở Mumbai và Delhi.
Báo chí địa phương đưa tin tại một số bệnh viện xác người chết bị bỏ mặc dọc hành lang bệnh viện. Ấn Độ chỉ chi cho y tế khoảng trên 1% tổng sản phẩm quốc nội và giờ đây người ta cảm nhận rất rõ về cái giá phải trả cho tình trạng này.
Để chủ động đối phó với tình hình, Ấn Độ không chỉ sản xuất vắc xin của nước ngoài mà chủ động tự phát triển vắc xin với tốc độ chóng mặt.
Theo Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ (ICMR) hiện tại nước này có hai loại vắc xin đang sắp sửa được đưa vào thử nghiệm ở người. Một trong hai sản phẩm là do Serum Institute tự nghiên cứu phát triển. Nếu thành công Ấn Độ hy vọng sẽ có những lợi thế về chính trị.
Cuộc đấu tranh về phân bổ vắc xin trên toàn cầu đã bắt đầu mặc dù chưa có loại vắc xin đầy hứa hẹn nào được công nhận.
Nước Đức với tư cách là một thành viên của liên minh tiêm phòng mới thành lập với Pháp, Italia và Niederland đã dành được 400 triệu liều vắc xin- AstraZeneca-Oxford; 100 triệu liều dành cho nước Anh. Hoa Kỳ mua 400 triệu liều. Trung quốc, Brazin, Nhật bản và Nga cũng đã ngỏ ý quan tâm đến loại vắc xin này.
Cuộc chạy đua này có ý nghĩa gì không, đây là điều đáng ngờ. "Chúng ta chỉ được bảo vệ nếu như phần lớn dân số thế giới được tiêm phòng", bà Maike Voss, chuyên gia về vấn đề sức khoẻ toàn cầu của Quỹ Khoa học và Chính trị.
Tuy nhiên nước đầu tiên nào hay doanh nghiệp đầu tiên nào có vắc xin, thì theo Voss không những được lợi trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ đối với người dân nước mình, mà còn có một số lợi thế "về tài chính và địa vị chính trị".
Phải chăng các nước giàu đang vơ vét vắc xin Covid-19?
Tại cuộc họp các nhà tài trợ của EU hồi đầu tháng 5 đã quyên góp được 7,4 tỷ Euro dành cho phát triển vắc xin và các điều trị khác liên quan đến Covid, trong tháng sáu có thêm sáu tỷ, trong đó Đức đóng góp 383 triệu. "Tiền đổ vào đây rất nhiều. Ai là người đầu tiên phát triển được Vắc xin sẽ đạt được uy tín to lớn", Voss nói.
Hơn nữa sự phụ thuộc vào Ấn Độ và Trung Quốc trong đại dịch toàn cầu đã nẩy sinh cuộc thảo luận về sắp xếp lại chuỗi cung ứng quốc tế. Theo Voss, người ta muốn ít phụ thuộc hơn.
Hoa Kỳ đã tìm cách đoạt được độc quyền về vắc xin của hãng công nghệ sinh học Curevac của Đức. Một ví dụ khác là việc vơ vét thuốc Remdesivir để điều trị bệnh Covid-19. "Mặc dù người ta nói nhiều về sự bình đẳng nhưng trong thực tế các nước giầu đua nhau mua vắc xin Covid-19", Voss nói.
Chỉ những gì còn thừa người ta mới quyên góp cho mấy nước nghèo. Điều này còn xa vời vợi đối với khái niệm về sự bình đảng toàn cầu, và nó sẽ làm tái phát "mối quan hệ quyền lực cũ".
Qua đó kẻ dành chiến thắng trong cuộc đấu tranh này vẫn là những khuôn mặt cũ. Tuy nhiên Ấn độ dành được một phần của cái bánh gatô. Ông chủ doanh nghiệp Serum Institute Poonawalla cho hay về vắc xin như sau: "Chúng tôi đã quyết dành 50% cho đất nước tôi, Ấn độ, 50% còn lại sẽ được chia đều cho các nước khác ."
Theo welt.de
Link báo gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/ai-moi-la-nguoi-hung-thuc-su-trong-cuoc-dua-vac-xin-covid-19-toan-cau-212135
Theo Trí Thức Trẻ