Trong suốt 40 tuần thai, giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ và bé lấy lại năng lượng cũng như phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu, giấc ngủ của mẹ và thai nhi là không đồng nhất. Bé thường ngủ khi mẹ thức và ngược lại. Vậy khi bà bầu thức khuya sẽ ảnh thưởn gì tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi sau đây chúng ta cùng tìm hiểu.
Tại sao bà bầu có thói quen thức khuya?
Bà bầu thức khuya là thói quen phổ biến trong suốt thai kỳ. Nó có thể do những nguyên nhân sau:
- Mẹ thường thức khuya từ trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai, phụ nữ thường thức khuya, thì đến lúc chuẩn bị làm mẹ rồi, họ cũng thật khó để bỏ thói quen này.
- Không tìm được tư thế ngủ thoải mái: Bà bầu do không có tư thế ngủ thoải mái nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ sẽ gây khó ngủ.
- Khó thở: Mang thai khiến cơ thể phụ nữ bị thay đổi hormone khiến hơi thở chậm và sâu hơn dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ. Thai nhi càng lớn thì phần dạ con chiếm và ép lên cơ hoành dẫn tới tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.
- Đi tiểu nhiều lần: Dạ con không ngừng lớn lên chèn ép vùng bàng quang làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu và đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng mất ngủ ở nhiều phụ nữ mang thai.
- Đau lưng và nhức chân: Chân và lưng của thai phụ ngày càng chịu sức nặng từ thai nhi gây nên cảm giác khó chịu khi ngủ. Không ít bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ do sự gia tăng trọng lượng của thai hoặc thiếu canxi, kali dẫn tới chứng chuột rút ban đêm.
-Thai nhi cử động liên tục gây khó ngủ: Càng ở những tháng cuối thai kỳ em bé trong bụng sẽ càng đạp nhiều và mạnh sẽ khiến bà bầu khó ngủ.
- Quá chăm chú vào các thiết bị điện tử: Nhiều bà bầu có thói quen xem điện thoại, ipad, laptop,… khuya khiến cho tình trạng khó ngủ.
Bà bầu thức khuya có ảnh hưởng gì không?
Nếu bà bầu thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu cho sức khỏe. Dù có cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bà bầu dễ bị mệt mỏi, không tỉnh táo, thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức, gây nguy hiểm đến sức khỏe và thai nhi cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khiến trẻ sinh ra dễ thiếu máu
Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là lúc thuận lợi nhất để máu được điều hòa và sản sinh ra trong cơ thể mẹ. Nếu có một giấc ngủ không khoa học, thai nhi sẽ bị thiếu máu và sức khỏe suy giảm sau khi sinh ra.
-Thai nhi chậm phát triển
Nếu mẹ bầu thức khuya, đồng hồ sinh học trong cơ thể mẹ bị thay đổi, xáo trộn, có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể. Những rối loạn xảy ra trong hệ thống tuần hoàn và tiêu hóa do hậu quả của việc thức khuya rõ ràng không có lợi cho sự phát triển của thai nhi một chút nào.
- Trẻ sinh ra chậm phát triển
Thông thường khi các mẹ thức quá khuya dẫn tới sự thay đổi đồng hồ sinh học làm rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên của trẻ. Vì thế, khi phụ nữ mang thai thiếu ngủ hay ngủ quá muộn sẽ kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, chậm phát triển…
- Em bé thường khóc đêm
Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu thường xuyên ngủ muộn, em bé sinh ra thường hay cáu kỉnh, dễ khóc. Bé dễ ngủ vào ban ngày nhưng lại quấy khóc vào ban đêm.
- Mẹ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm
Các chuyên gia cho biết đi ngủ sau 11 giờ đêm sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, suy giảm đáng kể. Trong giai đoạn thai kỳ, vốn chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố, cộng thêm sự suy giảm miễn dịch nghiêm trọng sẽ dễ khiến mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm, cảm lạnh.
- Tâm trạng thay đổi
Nếu mẹ bầu đi ngủ sau 11 giờ đêm thường xuyên, sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ, trằn trọc, từ đó thay đổi tâm tính, sinh ra cáu gắt, mau quên, cảm xúc buồn vui thất thường. Những điều này luôn khiến thai nhi trong bụng mẹ sợ hãi bởi tinh thần của mẹ trực tiếp tác động đến sự phát triển của bé.
- Mẹ luôn luôn mệt mỏi, thiếu sức sống
Do đêm trước thức quá khuya, mỗi sáng ngủ dậy mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí tình trạng mệt mỏi còn kéo dài suốt cả ngày hôm đó. Ngoài ra, mẹ còn phải đối mặt với các vấn đề về da, da sạm, nám, thô ráp. Tinh thần mẹ cũng bị ảnh hưởng, luôn cảm thấy không vui, chán nản. Một cơ thể thiếu sức sống từ thể chất đến tinh thần tất nhiên sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp cho trẻ.
Mẹo cải thiện giấc ngủ của bà bầu ngủ ngon
Với những tác hại mà bà bầu thức khuya có thể gặp, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và sự phát triển của em bé, mẹ nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không thức quá khuya nhé. Sau đây là những mẹo cải thiện giấc ngủ, giúp bà bầu dễ đi vào giấc ngủ:
-Tránh xa thức uống có chứa caffeine
Để không phải mất ngủ vào ban đêm, mẹ bầu hãy nói không với các loại thức uống có chứa caffeine vì chúng làm kích thích não bộ gây hưng phấn. Muốn có một giấc ngủ ngon, mẹ bầu đừng đụng tới chúng nhé.
- Tắm nước nóng hoặc ngâm chân nước nóng
Nếu thấy khó ngủ, mẹ có thể tắm và ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ, mẹ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ cũng như ngủ ngon hơn vì tắm nước ấm thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn cơ thể.
- Hạn chế uống nước vào ban đêm
Mặc dù nước rất tốt với mẹ bầu, nhưng mẹ bầu hãy hạn chế uống nước cũng như ăn các loại thức ăn nhiều nước vào ban đêm nếu không muốn mất ngủ vì thường xuyên phải thức dậy để đi vệ sinh.
- Massage chân
Massaage chân vào buổi tối giúp mẹ bầu dễ ngủ, ngủ ngon hơn, không còn trằn trọc cả đêm nữa.
Vì bản thân và vì bé con trong bụng, mẹ bầu hãy cố gắng đi ngủ sớm mỗi đêm lúc 10 giờ, dù bất cứ lý do gì, cũng đừng thức quá khuya.
-Thay một chiếc gối mềm
Nếu chiếc gối hiện tại quá cứng và làm mẹ khó ngủ, hãy thay một chiếc gối mềm loại dành cho bà bầu để có giấc ngủ ngon vào mỗi đêm, nhẹ nhé!
- Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng thai nhi lại còn giúp mẹ đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Vào buổi tối, mẹ hãy tranh thủ vài phút nhé.
Còn nếu những cách trên vẫn không giúp bạn khắc phụ được chứng khó ngủ thì hãy đến gặp bác sĩ đễ nhận được sự tư vấn thích hợp.
Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp