Bệnh tiêu chảy ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè. Bệnh tiêu chảy ở trẻ nếu được xác định đúng nguyên nhân thì việc điều trị sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

 

7. Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?

Khi trẻ bị tiêu chảy có thể điều trị tại nhà nhưng nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đi khám ngay:

- Trẻ sốt cao không giảm.

- Trẻ khát nước nhiều, hoặc các biểu hiện khác của tình trạng mất nước như:

+ Khô môi.

+ Mắt trũng.

+ Thóp lõm: với trẻ < 18 tháng tuổi và còn thóp.

+ Trẻ khóc không có nước mắt.

+ Trẻ không đi tiểu trong 4 - 6 giờ.

+ Trẻ quấy đòi uống nước hoặc li bì.

- Trẻ ăn hoặc bú kém.

- Trẻ nôn nhiều.

- Trong phân trẻ có máu.

- Tiêu chảy chuyển sang kiết lỵ.

- Trẻ li bì khó đánh thức hoặc bị co giật.

8. Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu hơn là tìm cách điều trị khi con bị bệnh. Những việc cha mẹ cần làm để phòng ngừa tiêu chảy bao gồm:

- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi đụng vào trẻ.

- Theo dõi chế độ ăn uống của bé, tránh các chất gây dị ứng…

- Vệ sinh bình sữa, đồ đựng thức ăn của bé.

- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ.

- Tránh để trẻ uống nhiều nước trái cây.

 

Link bài gốc

Theo Tri Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU