Theo đề án, lộ trình mở các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố vào các ngày cuối tuần được thực hiện theo 3 giai đoạn, từ năm 2022 đến 2025.
Từ nay đến năm 2023, phố đi bộ được mở ở vòng xoay Công trường Quốc tế, đường Phạm Ngọc Thạch, Công xã Paris (từ đường Lê Duẩn đến Nguyễn Du), Đồng Khởi (từ đường Nguyễn Du đến Lê Lợi), Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến vòng xoay Quách Thị Trang), Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. Các tuyến này sẽ cấm các loại xe qua lại trong thời gian tổ chức phố đi bộ. Đối với đường Nguyễn An Ninh, Lưu Văn Lang, sẽ ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe đi lại. |
Theo đề án, đường Đồng Khởi là một trong những những tuyến đường trung tâm có tổ chức phố đi bộ kết nối với các trục giao thông nội ô lân cận khác. |
Từ năm 2023 - 2024, mở rộng phạm vi phố đi bộ trên đường Đồng Khởi (từ đường Lê Lợi đến Tôn Đức Thắng), Lê Lợi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Công trường Lam Sơn (từ Đồng Khởi đến Hai Bà Trưng), Nguyễn Thiệp (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Mạc Thị Bưởi (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi), Ngô Đức Kế (từ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi). |
|
Du khách tản bộ phía trước thắng cảnh Nhà hát Thành phố - một điểm nhấn cảnh quan khu trung tâm, nằm trên trục đường Công trường Lam Sơn - Lê Lợi. |
Trục đường Nguyễn Huệ - Mạc Thị Bưởi. |
Đường Nguyễn Huệ vốn được tổ chức thành phố đi bộ từ nhiều năm qua. |
ADVERTISING
Một góc Công trường Mê Linh - Hồ Huấn Nghiệp sẽ tổ chức phố đi bộ trong thời gian tới. |
Đến năm 2025, TPHCM mở rộng phạm vi tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm vào các ngày cuối tuần tại đường Hàm Nghi (từ Tôn Đức Thắng đến vòng xoay Quách Thị Trang).
|
Đường Tôn Thất Đạm (từ Hàm Nghi đến Huỳnh Thúc Kháng), Thái Văn Lung, Thi Sách sẽ ưu tiên cho đi bộ, hạn chế xe. |
Cùng với Phố đi bộ Nguyễn Huệ đã được đưa vào vận hành từ năm 2015, việc mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ sẽ tạo thêm các điểm nhấn cảnh quan đô thị để có thể thu hút du khách đến với TPHCM, đặc biệt là tại khu vực trung tâm. |
Phố Tây Bùi Viện nhộn nhịp mỗi đêm, đặc biệt vào các dịp lễ hội. |
Ngoài Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện, TPHCM cũng thực hiện phố đêm Kỳ đài Quang Trung tại đường Nguyễn Lâm (quận 10) từ cuối năm 2020.
|
Theo Sở GTVT TPHCM, việc nghiên cứu đề án tổ chức các tuyến phố đi bộ khu vực trung tâm thành phố là rất cần thiết nhằm nghiên cứu toàn diện các tiêu chí, thiết kế, kế hoạch các giai đoạn thực hiện để có lộ trình triển khai các tuyến phố đi bộ chất lượng.
Việc mở rộng tuyến phố đi bộ cũng nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài của thành phố là giảm lượng xe ô tô đi vào khu vực trung tâm, cải thiện chất lượng môi trường sống của người dân. Mặt khác, góp phần nâng cao tính hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ ở khu vực trung tâm - nơi có nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc, văn hóa...
Link gốc: https://tienphong.vn/can-canh-22-tuyen-duong-di-bo-moi-o-trung-tam-tphcm-post1455002.tpo
Theo ttvn.vn