Đứng đầu trong các loại thuốc quý trong Đông y là sâm – nhung – quế - phụ , nhân sâm chính là quốc bảo của nhiều quốc gia châu Á. Với địa hình 70 % là đồi núi, Việt Nam có hàng nghìn loại dược liệu quý. Sâm vốn là loại thảo dược mọc ở độ cao từ 500 đến 1.100m. Sâm có vị ngọt và tính hàn , mang sinh khí của núi trời nên có thể làm cho cơ thể con người kiện tráng như núi cao vững chãi. Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh nan y có thể duy trì sự sống của mình nhờ vào uống sâm hàng ngày.
Việt Nam có nhiều loại sâm như sâm ngọc linh, sâm bố chính, sâm đá, sâm cau rừng…Đây đều là những loại sâm rất giàu Saponin - một hợp chất đi vào cơ thể người và làm sạch các mạch máu, các cơ quan trong cơ thể . Trong đó sâm Ngọc Linh là một trong 4 loại dược liệu được xếp vào loại quý hiếm nhất thế giới hiện nay. Hiện nay, một ký sâm tươi trồng tại vườn có giá từ 60 đến 150 triệu đồng.
Sâm Ngọc Linh nằm trong top các loại sâm giá trị nhất hiện nay |
Mới đây Quảng Nam phát hiện ra 1 loại sâm mới đó là sâm dây . Củ sâm được dùng làm dược liệu còn ngọn và lá non dùng thay cho các loại rau. Trong đó theo Đông Y, sâm dây có tác dụng tăng cường sức khỏe, chống suy nhược cơ thể và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt giá sâm dây chỉ khoảng 220 – 250 nghìn đồng / kg.
Loại sâm phổ biến được trồng ở nhiều gia đình Việt chính là Đinh lăng nếp lá nhỏ - loại cây được Hải Thượng Lãn Ông gọi là nhân sâm của người nghèo. Những cây đinh lăng có thể xuất hiện nhỏ lẻ trong vườn của người dân hoặc được trồng tập trung hàng ha như 1 loại cây hàng hóa. Rễ, thân, lá hay quả của đinh lăng đều có giá trị sử dụng. Đinh lăng được chế biến thành nhiều sản phẩm như làm trà hoặc ngâm rượu và bán với giá thành tương đối cao.
Ngoài ra có 1 số loại sâm mọc trên những dãy núi đá ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng được cho là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên hiện nhiều người chưa biết đến nhiều như sâm quy đá, các loại tam thất…
Theo baomoi.com