Cần tước quyền cha, mẹ những người 'ác hơn hổ dữ'

Xâm hại trẻ em đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, nhiều em nhỏ bị chính người trong gia đình hoặc cha mẹ bạo hành. Có ý kiến cho rằng, cần phải xử phạt nặng hơn đối với hành vi này, thậm chí có thể tước quyền làm cha mẹ.

Vụ việc bé gái 13 tuổi bị xâm hại, phi tang thi thể ở Phú Yên. Ảnh: Trương Định

Tương tự, đầu tháng 7/2020, Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố Trần Đình Bình (52 tuổi, trú tại xã Lam Sơn, huyện Đô Lương) về hành vi “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”, nạn nhân là cháu N.T.T (10 tuổi), hàng xóm với Bình.

Do có hoàn cảnh khó khăn, hằng ngày T. phải giúp bố đi chăn bò. Lợi dụng những thời điểm bé gái chỉ có một mình, Bình đã nhiều lần giở trò đồi bại với nạn nhân. Sau khi thỏa mãn thú tính, Bình đưa cho bé gái mỗi lần vài nghìn đồng và yêu cầu cháu không được kể chuyện này với ai...

Trao đổi với phóng viên,  thạc sỹ tâm lý Đinh Đoàn, Cty Tư vấn tâm lý, Đào tạo phát triển cá nhân và cộng đồng cho rằng, hậu quả của việc bị bạo hành, xâm hại không chỉ là thương tích thân thể, mang thai ngoài ý muốn… mà nó còn gây ảnh hưởng tới tâm lý, tinh thần của các em về sau.

“Có bạn gái mỗi khi có tiền thì một mình mang ba lô đi du lịch, không thấy yêu đương mặc dù đã chạm 30 tuổi. Gia đình lo lắng, cho người theo dõi vì họ nghi ngờ cô gái này bị “lãnh cảm” hoặc “đồng tính nữ”. Nhưng khi gia đình “áp tải” đến tư vấn, trò chuyện cô gái mới “vén màn bí mật” từng bị xâm hại tình dục nhiều lần khi còn bé, nên cứ nhìn thấy đàn ông là bạn gái này thấy ghê sợ, thấy hình ảnh một “con quỷ” hiện về...” - ông Đoàn chia sẻ.

Không thể cứ xử lý mãi phần ngọn

Hiện nay, các quy định về bảo vệ trẻ em đã rất đầy đủ, song tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng hơn về mức độ và số lượng vụ việc. Phân tích những tồn tại trong việc xử lý, ngăn ngừa các hành vi xâm hại trẻ em, luật sư Trần Tuấn Anh- Cty Luật Minh Bạch cho rằng, một số gia đình hiện nay vẫn giữ quan điểm “yêu cho roi cho vọt” và họ xem việc dạy con cái bằng đòn roi là việc của gia đình nên khó xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ở nhà bởi không có người tố cáo.

“Mặt khác, ở một số nơi vẫn tồn tại tình trạng hòa giải, thỏa thuận giữa các gia đình hay chính người trong gia đình dẫn đến việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hành vi xâm hại tình dục trẻ em thường không được xử lý một cách thích đáng. Sự việc chỉ vỡ lở khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân tố cáo trước cơ quan chức năng” - luật sư Tuấn Anh nói.

Nêu quan điểm, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - Chi hội luật sư Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM cho rằng, “Cha, mẹ bạo hành con cái mà không ai đứng ra tố cáo thì đầu tiên phải tước bỏ hoặc tước bỏ tạm thời quyền làm cha mẹ để có biện pháp xử lý. 

Ngoài việc tăng nặng hình thức xử lý, đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như vụ việc bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm, sát hại ở Phú Yên vừa qua đề nghị được áp dụng phương pháp thiến hóa học để răn đe làm gương.  Ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em, phải xử lý phần gốc vấn đề chứ không thể cứ đi xử lý phần ngọn mãi” - luật sư Trần Thị Ngọc Nữ nói.

“Có bạn gái mỗi khi có tiền thì một mình mang ba lô đi du lịch, không thấy yêu đương mặc dù đã chạm 30 tuổi. Gia đình lo lắng, cho người theo dõi vì họ nghi ngờ cô gái này bị “lãnh cảm” hoặc “đồng tính nữ”. Nhưng khi gia đình “áp tải” đến tư vấn, trò chuyện cô gái mới “vén màn bí mật” từng bị xâm hại tình dục nhiều lần khi còn bé, nên cứ nhìn thấy đàn ông là cô này thấy ghê sợ, thấy hình ảnh một “con quỷ” hiện về...”.

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn

 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU