Chỉ cần làm trái ý người lớn liền bị "dán nhãn" là TRẺ HƯ, liệu chúng ta có quá "dễ dãi" khi đánh giá trẻ?

Bài viết của tác giả cuốn sách 'Làm mẹ không áp lực' dưới đây sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn khi đánh giá 'trẻ hư'.

Nguyên tắc đạo đức, lễ phép nếu bạn muốn trẻ tuân theo, nhưng không dạy hay làm mẫu thì không có lí do nào đứa trẻ sẽ tự biết mà tuân theo. (Ảnh minh họa)

TRẺ HƯ VÌ KHÔNG LÀM THEO MONG MUỐN CỦA CHA MẸ HAY SỐ ĐÔNG?

Nguyên tắc đạo đức, lễ phép nếu bạn muốn trẻ tuân theo, nhưng không dạy hay làm mẫu thì không có lí do nào đứa trẻ sẽ tự biết mà tuân theo. Thật dễ hiểu, khi yêu cầu bé làm điều gì theo mong muốn của bạn, mà bạn không cho trẻ biết nên làm gì và bạn có từng làm mẫu cho trẻ thấy không. Do đó, việc trẻ không làm là điều có thể giải thích và không phải do trẻ lì hay hư như bạn nghĩ.

Khi bắt đầu đã sai, thì việc gắn trẻ hư hay thậm chí sử dụng sức mạnh của sự tức giận như la mắng, phạt... cũng chỉ đi sai hơn. Khi đó, một số cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện ở những độ tuổi như:

Sự thật, trẻ dưới 5 tuổi không hiểu sai hay đúng và lí do bị đánh và la mắng theo kiểu hổ báo ở trên. Dĩ nhiên, trẻ vẫn trải qua cảm giác lo lắng và tức giận.

Trẻ từ 5-10 tuổi mặc dù có thể hiểu sai hay đúng, nhưng khi bạn hành xử kiểu trên thì không giúp trẻ hiểu đúng hay sai, mà có thể gia tăng sự tức giận và sự ghi nhớ các hành xử không đúng. Dĩ nhiên, trẻ lại càng bướng bỉnh và khó bảo.

Cách tốt hơn là giúp trẻ nhận ra đó là 1 quy trình đạo đức mà bạn muốn dạy trẻ và hướng trẻ vào một quy trình để con hiểu và lựa chọn để không làm sai.

Nghe thì khó hiểu nhưng thực hành rất đơn giản!

1. Bạn cần làm mẫu và luôn thực hành cho con thấy và tạo cho trẻ hiểu điều gì nên làm để thể hiện văn minh và có đạo đức ở mọi nơi. Ví dụ cám ơn khi nhận điều gì, chào hỏi khi gặp người quen, hay dùng hai tay khi nhận cái gì từ người lớn tuổi...

Roald Dahl, nhà văn vĩ đại người Anh, với những tác phẩm dành cho trẻ con, từng chia sẻ: "Trẻ có thể hư, nhưng không phải lỗi của các bé, mà chính là lỗi của bạn, chính cha mẹ chúng ta".

2. Trẻ cần được "cầm tay chỉ dẫn" và cần được nói điều gì sẽ xảy ra, và trẻ học từ những trải nghiệm này. Ví dụ khi đến nhà ông bà ngày lễ Tết thì con cần nói gì, làm gì... đó là 1 câu chuyện được nói vào 1 đêm trước đó.

3. Tránh dán nhãn "hư" hay không vâng lời cho trẻ. Bạn có thể sử dụng hệ thống đánh giá để giúp trẻ nhận ra các hành động chưa đúng của mình. Hệ thống đánh giá như: ngôi sao tính điểm, sticker mặt cười,... Quy định 1 tiêu chuẩn ví dụ như 1 việc làm tốt/đúng chuẩn mực con sẽ có 10 ngôi sao, và ngược lại sẽ mất 10 ngôi sao.

Với trẻ nhỏ, đây không gọi là thành tích mà đúng hơn là cách trẻ chọn để chơi 1 trò chơi, và thông qua trò chơi trẻ sẽ hiểu quy trình thưởng/phạt của nó tương ứng với hành vi của trẻ. Dạng này thường ứng dụng thành công cho trẻ từ 3-9 tuổi vì lúc này trẻ bắt đầu nhận thức được hành vi và có thể học cách đánh giá hành vi bản thân.

Để thành công, đừng cho hệ thống sao liên quan đến thi đua trong học tập và cũng đừng đặt thời gian quá lâu (ví dụ 1 năm), chỉ cần vài tuần hoặc 1 dịp đặc biệt nào là được.

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".

 

Link gốc: https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chi-can-lam-trai-y-nguoi-lon-lien-bi-dan-nhan-la-tre-hu-lieu-chung-ta-co-qua-de-dai-khi-danh-gia-tre-162210801220154532.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU