Lá trà xanh
Lá trà xanh rất phổ biến, dễ kiếm. Trong lá trà xanh có chứa chất catechin, rất tốt cho làn da của bé. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn gây hại trên da.
Lá trà xanh |
Mỗi lần nấu nước tắm cho con, mẹ hãy dùng 300gr lá tươi, rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi. Để nước sôi vài phút cho lá ra hết chất mới tắt bếp. Cho vài hạt muối vào chậu, đổ nước trà xanh ra, để nguội rồi tắm cho bé. Mỗi tuần, mẹ nên tắm cho bé 2 lần bằng nước tắm này, lưu ý không nên pha loãng nước sau khi nấu.
Lá khế
Không chỉ dùng cho người lớn trị các vấn đề về da, lá khế còn thường được các mẹ dùng để pha nước tắm cho bé. Bởi lá khế có tác dụng trị phong ngứa, mề đay, rôm sảy.
Mẹ có thể hái một nắm lá khế tươi, rửa sạch, giã nát, cho thêm vài hạt muối, lọc lấy nước cốt. Sau đó, lấy nước cốt pha với nước ấm để tắm cho bé.
Trái khổ qua
Khổ qua có tính mát có thể giúp làm da của bé mát lạnh và giúp kháng khuẩn, diệt virus và ngăn ngừa các bệnh về da như rôm sẩy, ngứa, nổi đốm đỏ li ti. Giúp da bé trắng hồng, mịn màng cho tới khi lớn.
Cũng giống như cách pha nước lá khế, mẹ hãy giã nát 2 quả khổ qua, lọc lấy nước cốt rồi pha với nước ấm để tắm cho con.
Cây chó đẻ
Cây chó đẻ thường mọc dại ở những vùng quê nông thôn (ảnh minh họa) |
Hay còn gọi là diệp hạ châu. Đây là loại cây thường mọc dại ở vùng quê. Lá cây có tác dụng trị rôm sẩy, mẩn ngứa cho trẻ rất tốt. Mẹ hãy rửa sạch 1 năm lá diệp hạ châu. Sau đó, cho lá vào nồi nước đun sôi, bắc nồi ra và để cho nước nguội trong khoảng từ 30 độ C đến 38 độ C là có thể tắm cho trẻ.
Ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng làm giải cảm, làm lành vết thương bị viêm nhiễm hiệu quả và giúp ấm cho cơ thể của bé trong những ngày lạnh. Vào mùa đông tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm.
Một nồi nước tắm chỉ cần vài lá ngải cứu, đem rửa sạch, thái nhỏ ra. Cho ngải cứu vào nồi, đun sôi cho đến khi lá ngải cứu tiết hết chất ra nước. Pha với nước ấm tắm cho bé và có thể cho thêm vài hạt muối sạch để tăng hiệu quả.
Ngoài những loại lá trên, các mẹ có thể dùng lá trầu không, sài đất, kinh giới, gừng tươi để nấu nước tắm cho bé. Miễn sao, các mẹ phải đảm bảo lá tắm thật sạch, không phun xịt thuốc bảo vệ thực vậy. Và không nên tắm lá nếu da bé bị trầy xước, sưng mủ…
Trước khi tắm nước lá phải tắm qua bé bằng nước ấm. Sau khi tắm lá cũng phải tắm lại bằng nước sạch. Trong trường hợp sử dụng các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh mà các triệu chứng ngoài da của bé không hết hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì nên ngưng ngay.