Tốt nhất nên kích thích ăn uống cho trẻ bằng cách tự nhiên. Có thể trẻ không thích ăn cơm thì sẽ thay bằng mỳ, bún, cháo, phở... Trẻ không thích ăn thìa thì để trẻ ăn bốc, tô màu cho bát cơm của trẻ bằng những khoanh cà rốt hay dưa chuột để thu hút hơn… Trẻ không thích uống sữa thì thay bằng sữa chua, váng sữa...
Với những trẻ đã lớn từ 3 tuổi trở lên, bố mẹ nên tôn trọng sở thích khẩu vị của trẻ bằng cách hỏi xem trẻ thích ăn gì để thường xuyên đổi bữa cho con.
Và điều quan trọng là đừng quên những lời khen khích lệ trẻ. Khi được khích lệ và hưng phấn, trẻ sẽ ăn nhiều và ăn nhanh.
10. Chỉ chú trọng cân nặng mà ít kiểm tra chiều cao
Đa phần các bậc phụ huynh thường hay bị đeo đuổi bởi khát vọng muốn con mình bụ bẫm, có da có thịt mà ít khi để ý tới chiều cao của trẻ. Chiều cao rất quan trọng vì nó quyết định vóc dáng của trẻ sau này. Tiêu chí để đánh giá thể lực của con người phải dựa trên cả chiều cao và cân nặng.
Trẻ bụ bẫm quá mức sẽ có nguy cơ béo phì kéo theo nhiều bệnh tật như: Gan nhiễm mỡ, mỡ máu, tim mạch, tiểu đường, chậm chạp phát triển trí tuệ. Đã có không ít gia đình vì khổ sở ép con ăn sau đó lại khổ sở giảm béo phì cho con.