Con bị "sốc văn hóa" vì chuyển từ trường QUỐC TẾ sang trường CÔNG LẬP, bà mẹ ở TP.HCM rút ra loạt kinh nghiệm "xương máu"

Thay đổi môi trường mới, hoàn toàn không có bạn bè cũ, ngay cả phương pháp học tập, giao tiếp cũng khác xa trường cũ... bé bắt đầu có những biểu hiện 'sốc văn hóa'.

Muốn con cởi mở lại thì mình nghĩ cũng cần cho con 1 thời gian, để con thấy được lắng nghe, được hiểu, được chạm đến những tổn thương, con đủ tin tưởng để mở lòng ra...

"Muốn con cởi mở lại thì mình nghĩ cũng cần cho con 1 thời gian, để con thấy được lắng nghe, được hiểu, được chạm đến những tổn thương, con đủ tin tưởng để mở lòng ra... Tính xấu của mình là hay áp đặt con, dễ mất kiên nhẫn. Nhưng rất may là mình nhận ra sớm để điều chỉnh. 

Mình nhận ra, cái gì mà bạn càng cấm bé sẽ càng làm, nhưng bé sẽ giấu và không bao giờ kể ra. Nói chung là bố mẹ kiên nhẫn thường xuyên tâm sự, thường xuyên quan tâm cảm xúc và chịu khó lắng nghe và giải đáp thì dần con sẽ thay đổi. Cố đặt mình vào vị trí của con để hiểu con".

Đừng cho con học trường quốc tế bằng mọi giá

Chị Mai cho biết, để không bị đứt gánh giữa đường ở trường quốc tế thì ít nhất phải có vài tỷ đồng gửi sẵn ở ngân hàng. Việc học của một đứa trẻ kéo dài ít nhất cũng 12 năm. Thường mọi người luôn nghĩ đến những hoàn cảnh lạc quan nhất như công việc ổn định, lương cao... nhưng năm nay với đại dịch Corona, ít nhiều tất cả chúng ta đều thấm và học được những bài học mới về sự thay đổi khó đoán của cuộc sống.

Nếu còn do dự khoản học phí thì phụ huynh đừng "cố đấm ăn xôi", đến lúc "đuối" mới rút thì đổ hết công sức xuống sông xuống biển. Bởi chương trình học ở trường quốc tế nhẹ hơn nhiều nên khi quay trở lại môi trường học cũ, trẻ sẽ có cảm giác bị mất căn bản, rất chật vật để đuổi kịp bạn bè. 

Hiện nay chị Mai cho con học thêm Anh văn ở một trung tâm ngoại ngữ, đồng thời đăng ký thêm vài lớp năng khiếu mà con thích. Chị Mai cũng chú trọng việc cho con tham gia các lớp kỹ năng để phát triển kỹ năng mềm - điều mà chị cho rằng các trường công hiện đang thiếu.

Mặc dù thời gian đầu bé cũng bị đuối sức, song sau 2 tháng miệt mài gần đây, con đã dần đuổi kịp các bạn trong lớp. "Nếu sau này con có ý định đi du học mà kinh tế gia đình khá hơn thì mình sẽ đầu tư. Thực sự có nhiều học sinh xuất thân từ những trường bình thường ở Việt Nam nhưng học giỏi rồi giành được học bổng qua nước ngoài học vẫn thành danh. Thôi thì giờ hy vọng vào thái độ học hành của cháu chứ mình cũng không đặt nặng áp lực gì cả", người mẹ chia sẻ.

 

https://afamily.vn/con-bi-soc-van-hoa-vi-chuyen-tu-truong-quoc-te-sang-truong-cong-lap-ba-me-o-tphcm-rut-ra-loat-kinh-nghiem-xuong-mau-20220404095618623.chn
 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU