Khi cho con đi học, cha mẹ mong con học hỏi được một số kiến thức bổ ích và không ngừng hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, có những vấn đề phát sinh không phải lúc nào phụ huynh cũng lường trước được.
Sau khi cậu bé Manman, 3 tuổi (ở Trung Quốc) đến trường mẫu giáo, mẹ cậu bé trong lòng rất nhẹ nhõm. Chị đã chăm sóc các con ở nhà một ngày 24 giờ suốt 3 năm trước đó, giờ mới thấy nhàn nhã. Nhưng nhìn bóng lưng đứa con lúc ra đi, trong lòng người mẹ có chút cô đơn.
Manman ngày đầu đi học mẫu giáo sau 3 năm ở nhà. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên khi đứa trẻ đi học khoảng 1 tuần, biểu hiện của con hoàn toàn khác với những gì mẹ đã tưởng tượng. Đứa trẻ không trở nên hoạt bát, vui vẻ mà kiềm chế, thu mình hơn, thậm chí không nói một lời khi trở về nhà.
Có lần chị đến đón con, cô giáo liền cất tiến gọi: “Bạn Maman đâu rồi nhỉ?”, lúc đó đứa trẻ đang ngồi yên bỗng òa khóc và lao ra cửa ôm mẹ khóc nức nở. Nhưng khi người mẹ hỏi ai đã bắt nạt, đứa bé không nói được gì. Nhiều ngày như vậy, sợ con ảnh hưởng đến tinh thần, người mẹ lo lắng và quyết định nhờ cô giáo trong trường mầm non cho xem camera để tìm ra nguyên nhân.
Điều không ngờ là dù kiểm tra camera giám sát nhiều ngày, bà mẹ cũng không phát hiện ra ai bắt nạt con mình cả. Nhưng có điều lạ là không có đứa trẻ nào chịu chơi với Manman. Thằng bé chỉ thui thủi một mình suốt nhiều ngày. Dù cô giáo đưa tới cho chơi chung với các bạn thì những đứa trẻ xung quanh cũng tránh xa. Đứa trẻ rốt cuộc chỉ quanh quẩn một góc nhìn các bạn, thậm chí không muốn tương tác cùng cô giáo.
Dù kiểm tra camera giám sát nhiều ngày, bà mẹ cũng không phát hiện ra ai bắt nạt con mình cả. (Ảnh minh họa)
Trao đổi với giáo viên, mẹ Manman sau cùng nhận ra rằng có vấn đề trong cách giáo dục con cái của mình. Ba năm Manman không đi học, cậu bé ở nhà suốt ngày và cha mẹ sẽ mua cho con bất cứ thứ gì con muốn. Manman được đối xử không khác gì một "ông vua con". Vài ngày đầu đến trường, cậu bé cũng rất nghịch ngợm và thường xuyên bắt nạt, giựt đồ chơi các bạn khác trong lớp. Dần dần, các em bé khác dường như sợ hãi và cùng nhau tránh xa Manman.
Vốn quen được chiều chuộng, giờ lại bị cô lập ngay trong lớp khiến tinh thần Manman bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên thực tế, đây là một kiểu bạo lực mới, giống như thời "chiến tranh lạnh", khiến trẻ em bị chấn thương tâm lý. Sau khi xem camera, người mẹ hối hận vô cùng, cho rằng mình đã có lỗi trong việc giáo dục con, để con phải chịu đựng quá nhiều trong im lặng.
Khi đi nhà trẻ, cha mẹ nên rèn cho con hai vấn đề sau:
Trước hết, trẻ phải hình thành thói quen biết chia sẻ. Không giống như ở nhà có tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, trường mẫu giáo có rất nhiều trẻ em, và mọi người đều có địa vị như nhau, không ai cao quý hơn ai. Những trẻ có hành vi ích kỷ dễ khơi dậy sự chán ghét của các bạn trong lớp. Cũng giống như Manman, cậu bé dần bị bỏ quên.
Thứ hai, trước khi cho con đi học mẫu giáo, cha mẹ nên rèn luyện cho con thói quen tự lập, đừng để con quá phụ thuộc vào người khác. Nên tập cho con ý thức tự lập trong việc ăn uống. Cho trẻ học cách tự cầm thìa tự xúc thức ăn từ sớm, bởi ở lớp mẫu giáo, các cô không có đủ thời gian để đút cơm cho từng bé được.
Những trẻ còn nhỏ sẽ được các cô giúp mặc quần áo và đi vệ sinh. Những trẻ lớn hơn một chút đã có thể tự làm được một số việc cho bản thân. Bố mẹ kiên trì rèn luyện một vài thói quen cho trẻ.
Chọn trường mẫu giáo cũng là một môn học
Khi chọn trường mẫu giáo cho con , tốt nhất các bậc phụ huynh nên chọn những trường gần nhà hơn, để hai bước chúng ta có thể cho con đi học. Trẻ đã rất quen thuộc với môi trường xung quanh, khi mới đi học mẫu giáo trẻ sẽ không quấy khóc như những đứa trẻ khác.
Ngoài ra, phụ huynh nên trao đổi kịp thời với giáo viên để xem trẻ gặp những sự việc gì ở trường, có chỗ nào cần phối hợp với cô giáo không? Tuy nhiên, giao tiếp với giáo viên cũng phải có giới hạn, đừng một ngày gọi liên tục mấy cuộc điện thoại, rất dễ làm mất lòng giáo viên, dù sao họ cũng có công việc riêng nên cha mẹ phải cư xử tinh tế.
Cháu bé trên bị bạn cùng lớp tránh xa ở lớp học mẫu giáo, thực ra lỗi không chỉ ở cháu mà còn do chính người mẹ đã khiến con phát triển tính cách không tốt. Có những bậc cha mẹ đã quen với đứa trẻ như thế khi ở nhà, nhưng khi ra ngoài, những học sinh khác sẽ không chấp nhận thái độ đó. Những đứa trẻ này ra ngoài xã hội cuối cùng sẽ bị ghét bỏ và chịu thiệt thòi.
Theo kenh14.vn