Một ca bệnh kinh hoàng con đỉa chuôi vào đường thở bé gái 9 tuổi đã được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện và xử lý kịp thời.
Con đỉa 5 cm vắt trên khí quản
Theo gia đình kể lại, vài tháng trước khi tắm suối, bé T. (9 tuổi) đã uống ngụm nước suối. Từ đó, bé có biểu hiện ho, khò khè, khó thở, cảm giác có vật lạ vướng ngang cổ họng.
|
Gia đình tuy thấy biểu hiện của con nhưng chủ quan nghĩ bé T. chỉ bị viêm phế quản thông thường nên không đưa con gái đi cảm khiến tình hình ngày một nặng thêm. Bé T. ngày càng ho dữ dỗi, rất khó thở và cảm giác vật trong họng càng lớn thêm.
Đến lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa con đi bệnh viện huyện để kiểm tra thì cả bác sĩ lẫn người nhà đều tá hỏa vì phát hiện con đỉa lớn nằm trong khí quản bệnh nhi. Ngay sau đó, bé gái được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để kiểm tra.
Tại đây, các bác sĩ đã gắp từ khí quản của T. một cond dỉa còn sống, đã trưởng thành có chiều dài hơn 5 cm. Hiện em T. đã qua khỏi tình trạng nguy kịch và đang được theo dõi, điều trị để lấy lại sức khỏe.
Con đỉa 5 cm tìm thấy trong cổ họng bé gái. Ảnh minh họa |
Đây không phải lần đầu tiên dị vật là côn trùng, ấu trùng, giun sán chui vào đường thở của một em bé gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, đa số phụ huynh đều tỏ ra bối rối, chủ quan khi đối diện những sự cố này.
Trước đó, năm 2017, một bé trai 8 tháng tuổi bị suy hô hấp nặng do bọ cánh cứng bay vào miệng. Theo phản xạ, người mẹ đã lấy tay móc con bọ ra khỏi miệng con nhưng vô tình lại làm con bọ càng bay vào sâu hơn. Khi con có dấu hiệu tím tái, khó thở, suy hô hấp nặng người nhà liền đưa con đi cấp cứu.
Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu
Theo các chuyên gia Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), nếu con bạn bất ngờ bị ho dữ dội, tím tái, nước mắt nước mũi chảy giàn giạ, khó thở…, cha mẹ hãy nghĩ ngay đến trường hợp con bị dị vật rơi vào đường thở. Lúc này, nếu không cấp cứu kịp thời con sẽ suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Sơ cứu khi dị vật chui vào đường thở con |
Theo các bác sĩ, các bậc cha mẹ ở nước ta do không được tập huấn kỹ về những kỹ năng, phản ứng đối với trường hợp côn trùng, dị vật rơi vào miệng con, nên hay xử lý lệch lạc. Đầu tiên, các mẹ không được dùng tay hay vật cứng móc, kéo dị vật ra vì có thể vô tình khiến côn trùng, dị vật rơi càng sâu vào trong thanh quản. Lúc này, con có thể ngưng thở và tử vong.
Ngược lại, các bậc bố mẹ hãy lập tức vỗ lưng, ấn ngực trẻ với lực mạnh để tạo lực để trẻ ho đẩy vật ra ngoài. Các chuyên gia cho biết việc cha mẹ sơ cứu đúng đắn sẽ giúp trẻ thoát hiểm và thuận lợi hơn, tiết kiệm hơn rất nhiều trong chữa trị.
Trong nhiều trường hợp, côn trùng có nhiều chân chứa vi khuẩn, khi chết đi lại tiết nhiều dịch bẩn vào khí quản trẻ nên rất nguy hiểm. Thậm chí, những dịch tiết của côn trùng chứa nhiều axit nên khiến niêm mạc khí quản trẻ em bị bỏng.
leech.jpg |
Những người dân sống gần sông, suối, rừng núi nên chú ý đỉa, vắt có thể ký sinh trong cơ thể trẻ con và người lớn. Khi chui vào có thể, đỉa, vắt nhanh chóng hút máu người và có được kích thước lớn, đe dọa tính mạng.
Theo sohuutritue.net.vn