Đàn ông bước qua tuổi 50, hãy nhớ 5 lời khuyên "vàng" nếu muốn 10 năm sau được nghỉ hưu an toàn

(lamchame.vn) - Nghỉ hưu ở tuổi 60 là điều thường thấy, nhưng không phải ai cũng đảm bảo quá trình này diễn ra an yên và suôn sẻ. Nếu muốn đạt được điều đó, bạn cần lập kế hoạch và thực hiện theo cách đúng đắn.

Ở tuổi 50, chắc hẳn nhiều người đã bắt đầu tự hỏi: Làm thế nào đàn ông có thể nghỉ hưu ở tuổi 60 một cách an toàn? Mười năm tiếp theo sẽ là quá trình chuyển tiếp từ tuổi trung niên sang tuổi già, là một giai đoạn quan trọng nên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích cho đàn ông để vững vàng và an toàn bước vào tuổi nghỉ hưu:

1. Tại nơi làm việc: Biết chấp nhận khi cần lùi về phía sau

Quy luật đào thải là sự thật nghiệt ngã nơi làm việc và nó luôn mang lại cảm giác không hề dễ chịu. Nơi làm việc giống như một sân khấu, ai cũng mong được đứng giữa hào quang rực rỡ và nhận được những tràng pháo tay.

Có những người dù đã 50 tuổi nhưng vẫn làm việc rất nhiệt huyết, thậm chí về năng lực còn hơn nhiều bạn trẻ. Nhưng có một thực tế đáng buồn là dù có cố gắng đến đâu thì tuổi tác vẫn là một rào cản rất lớn ở nơi làm việc.

Tại nhiều đơn vị, người trung niên dần được giao ít việc hơn và thường là những việc ít quan trọng, thậm chí còn bị yêu cầu nhường lại vị trí cho những người trẻ tuổi hơn.

Đến độ tuổi này, bạn phải chấp nhận rằng mình phải lùi về sau để lớp trẻ đi lên. Điều chúng ta nên phấn đấu chính là sắp xếp các điều kiện để chuẩn bị cho giai đoạn nghỉ hưu chứ không phải cố gắng níu giữ địa vị hay danh tiếng.

2. Về tiền bạc: Tiết kiệm càng nhiều càng tốt

Ở tuổi trung niên, hầu hết mọi người đều đã tích lũy cho mình khoản vốn liếng không ít. Một số người tiêu tiền một cách liều lĩnh vì có suy nghĩ tận hưởng cuộc sống sớm hơn để không phải hối hận khi về già. Nhiều người thậm chí còn suy nghĩ: Cuộc sống vô thường, biết có sống được đến lúc 70, 60 tuổi không mà phải để dành?

Tuy nhiên, theo thống kê về tuổi thọ trung bình, người bình thường có thể sống đến hơn 70 tuổi, và có rất nhiều người đã 80, 90 tuổi. Tức là sau khi nghỉ hưu, mất đi nguồn thu nhập chính, bạn vẫn cần duy trì cuộc sống thêm từ 10-30 năm, hoặc hơn.

Đến độ tuổi này, nếu bạn mắc một căn bệnh cần chạy chữa trong vòng 2 năm nhưng không có tiền thì đó chắc chắn là một bi kịch.

Vì thế, dù ở độ tuổi nào, hãy tiếp tục tiết kiệm tiền và tăng số tiền tích luỹ của mình, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề lương hưu quá ít trong tương lai.

3. Từ bỏ lối sống xa hoa

Nếu bạn đã có một ngôi nhà đủ sống thì không cần mua một ngôi nhà lớn hơn. Bởi dù bạn có hàng ngàn ngôi nhà với hàng trăm mét vuông mỗi phòng thì tất cả những gì bạn cần cũng chỉ là một chỗ để nghỉ ngơi, một nơi để sum vầy. Khi các con lớn lên, hầu hết đều có nhu cầu sống riêng và không còn ở trong ngôi nhà cũ cùng bạn.

Việc đổi xe cũng nên có chừng mực. Xe cộ suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện đi lại chứ không phải là thứ để phô trương.

Nhà lầu xe hơi, nếu không cẩn thận sẽ khiến bạn rơi vào cảnh nghèo khó. Đây là điều cần phải xem xét cẩn thận. Tương tự, nếu muốn mua nhà cho con cái, bạn cũng nên hỏi xem chúng có thực sự cần căn nhà đó không và ai sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán các khoản thế chấp, khoản vay.

4. Kiểm tra lại các khoản bảo hiểm xã hội

Một số người cho rằng việc đóng bảo hiểm 15 năm là lãng phí vì cuối cùng không biết hưởng được bao nhiêu. Trên thực tế, số tiền và số năm đóng an sinh xã hội sẽ ứng với số tiền lương hưu bạn nhận được. Nếu tài chính của bạn không quá eo hẹp, hãy đóng an sinh xã hội liên tục cho đến khi 60 tuổi.

Bạn phải chấp nhận một thực tế rằng, không thể dựa dẫm hoàn toàn vào con cái khi về già. Nhìn từ góc độ thực tế xã hội, giới trẻ ngày nay đang chịu áp lực rất lớn từ cuộc sống. Nhiều bạn trẻ dù đã tốt nghiệp đại học vẫn không thể tìm được một công việc ổn định nên phải đi làm trong các nhà máy, xí nghiệp. Nhiều người trẻ khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn khi không có sự giúp đỡ từ gia đình, không đủ mối quan hệ và nguồn vốn nhất định. Như vậy dù có muốn hiếu thảo với cha mẹ cũng rất khó.

Thực tế, việc con cái phụng dưỡng cha mẹ hay không còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và điều kiện xã hội của mỗi gia đình, nên người trung niên đừng trông mong quá nhiều vào người khác.

5. Không nhất thiết phải về quê

Đa số những người trên 50 tuổi là những người được sinh ra từ quê và có nhiều kỷ niệm gắn với quê hương, cây đa, giếng nước, sân đình.

Nhiều người có xu hướng nửa đời sau sẽ tìm về với nơi chôn rau cắt rốn, có nhiều kỷ niệm gắn với quê hương, cây đa, giếng nước, sân đình, để sống cuộc sống yên bình. Nhưng hiện nay, nông thôn đã không còn hoang sơ như xưa, nhiều vùng nông thôn cũng dần thành thị hoá, khiến những góc làng kỷ niệm dần thay đổi.

Bên cạnh đó, bạn bè ở quê cũng không còn nhiều. Cuộc sống heo hút có thể khiến nhiều người già cô đơn, thậm chí rơi vào trầm cảm.

Sau 50 tuổi, dù muốn về quê cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu về môi trường sống xung quanh. Việc gì nên làm, việc gì nên điều chỉnh, việc gì nên từ bỏ, hãy tỉnh táo và cẩn trọng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU